Đây là lần đầu tiên lực lượng bộ đội được giao nhiệm vụ đi chợ giúp dân. Chính vì thế không khỏi còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn thời gian đầu. Nhờ sự bỡ ngỡ đó mà dân mạng có những phen cười thả ga làm tinh thần bớt căng thẳng trong ngày dịch. Vậy hãy cùng bau.vn theo dõi những câu chuyện vui về các anh bộ đội thời dịch này nhé!
Bộ đội tới nhà phải trang điểm, tết tóc thật xinh để gây ấn tượng
Nhưng ngày gần đây hình ảnh về các chiến sĩ bộ đội được chia sẻ rầm rộ. Người dân ấn tượng với tác phong làm việc và không ngớt lời khen các anh làm việc cẩn thận, nhiệt tình. Có không ít chị em hồi hộp, ngày đêm chờ đợi các chiến sĩ tới nhà phát đồ. Nhiều chị em khi gặp các anh bộ đội đã kịp tia được anh nào soái ca để ké con ảnh hay xin in4. Có người còn đùa vui rằng: ở nhà chống dịch có khi chống được cả ế.
Mới đây, một Tiktoker chia sẻ khoảnh khắc một cô gái ra nhận đồ các chiến sĩ mang đến. Theo clip thì cô gái mặc đồ ngủ ở nhà, đi dép lê nhưng tóc lại được tết gọn gàng. Có thể thấy cô gái đã tranh thủ tết tóc thật xinh để “ra đón” các anh bộ đội. Sau khi nhận gạo từ các chiến sĩ cô gái đã gửi lời cảm ơn. Ngoài ra, cô còn tranh thủ tạo dáng và nhờ bạn chụp cho một bức ảnh làm kỷ niệm.
Bối rối khi lựa đồ cá nhân cho chị em
Theo một bức ảnh được chia sẻ rầm rộ trên mạng thì một chiến sĩ phải lăn tăn khi đứng trước gian hàng BVS của chị em. Có thể, anh gặp khó khăn khi lựa chọn loại BVS mà người mua hàng yêu cầu. Bởi vì có qua nhiều các hãng các loại khác nhau làm các anh bộ đội khi được nhờ mua gặp phải khó khăn.
Trước đó, còn có một chiến sĩ bị nhầm lẫn khi đọc BVS có 8M (8 miếng) thành 8M. Sự nhầm lẫn này khiến cư dân mạng được phen cười bò. Nhiều người cho rằng do BVS quá nhiều loại làm anh bộ đội đó bị nhầm lẫn chứ làm gì có loại 8m.Tuy có chút lúng túng nhưng các chiến sĩ vẫn cố gắng hoàn thành đúng đơn hàng.
Có chiến sĩ chia sẻ rằng: “Mua bỉm sữa hay băng vệ sinh tôi đâu ngại. Giúp đỡ được bà con trong lúc khó khăn là niềm vui, nghĩa cử cao đẹp và trách nhiệm của người lính”.
Tuy nhiên, đại đa số các đồng chí đều chưa có vợ hay bạn gái. Vì thế sau đợt này các anh sẽ học được nhiều kinh nghiệm giúp ích cho tương lai lắm đây.
Gặp khó khăn giữa ma trận số nhà
Người dân ở miền Nam cũng khá là lo cho các chiến sx khi đi giao hàng, phát đồ cho người dân. Bởi lẽ, ở miền Nam có nhiều nhà dân ở sâu trong các hẻm, xẹt nên rất khó tìm. Nhiều người bản địa cũng phải lạc vài ba lần mới biết hết được đường. Chính vì vậy, nhiều người đùa rằng các chiến sĩ phải thật chú ý để không đi 10 người, về 2 người và lạc mất 8 người thì khổ.
Nhiều từ ngữ vùng miền khác biệt
Vấn đề về ngôn ngữ cũng là một vướng mắc với các anh bộ đội miền Bắc. Do ở miền Nam nhiều loại quả, rau,… có tên gọi khác với miền Bắc. Ví dụ như lạc (miền Bắc) – đậu phộng (miền Nam), rau mùi tàu (miền Bắc) – ngò gai (miền Nam),..
Do sự khác biệt đó mà có một cư dân mạng phải cười trừ vì câu chuyện của mình. Cô có nhờ một chiến sĩ mua giúp bộ chén (bát ăn cơm) nhưng lại nhận được chén uống nước. Sau khi nhận được đồ cô mới sực nhớ là phải nhờ các đồng chí mua bát mới đúng. Do đó cô nhắc nhở moi người nhớ phải nói đúng để các chiến sĩ hiểu và mua đúng đồ giúp mình.
Có “nghề mới” thời dịch
Trong thời dịch bệnh như hiện nay, nhiều người đùa vui rằng các anh bộ đội có nghề mới. Bởi lẽ họ được đào tạo, rèn luyện để bảo vệ đất nước. Hằng ngày trong quân ngũ các anh bộ đội được dạy bắn súng, lái xe tăng,.. Còn giờ thì là những người đi chợ hộ cho dân, lái xe hay trực chốt.
Một chiến sĩ tên Bin Nguyễn chia sẻ rằng: “Tôi học lái xe tăng, biên chế về lái xe oto kéo pháo, và giờ là lái xe 3 gác chống dịch”
Chính vì thế, chúng ta càng cảm thấy tình quân dân khăng khít hơn bao giờ hết. Đây là minh chứng cho câu : quân với dân như cá với nước.
Tuy nhiên, khi bộ đội đi chợ giúp dân vẫn có tình trạng “bom hàng”. Nhiều chiến sĩ sau khi mua đủ đồ liên hệ với người dân để giao hàng thì lại được cho biết họ chỉ đặt thử, đặt cho vui. Có nhiều đơn hàng giá từ trăm đến cả triệu đồng. Vì thế trước khi gọi điện nhờ mua hàng người dân phải xác định mình lấy hàng chứ không được đặt thử. Hãy cùng nhau cố gắng vượt qua đại dịch Covid-19 này và để Việt Nam trở lại trạng thái bình thường mới.
Nguồn : bau.vn