Không còn cảm giác hồi hộp lo lắng quá nhiều như lúc mang thai, nhưng đầy là giai đoạn rất quan trọng để mẹ lấy lại sức khỏe và giúp trẻ lớn lên tốt nhất.
Chăm sóc bầu sau sinh để lấy lại sức khỏe
Ngay sau khi sinh thường, sản phụ cần nằm bất động trên giuờng khoảng 8-10 giờ, nếu là sinh mổ, sản phụ cần nằm bắt động trên giường 24 giờ. Sau đó sản phụ cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt lại và chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy, đi lại nhẹ nhàng.
Sau khi sinh, sản phụ cần nằm bất động trên giường 8-10 tiếng
Trong thời gian nằm nghỉ ngơi này, sản phụ được bác sĩ và người thân cho dùng băng vệ sinh miếng to, vì sản dịch có thể chảy ra đến 100ml trong giờ đầu tiên sau sinh. Sản dịch thường hết sau sinh 3 tuần.
Tuy nhiên, trong những ngày đầu, nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh, sản phụ cần báo ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ bị băng huyết. Nếu sinh xong, sản phụ thấy rất ít hoặc không có sản dịch thì cũng nên lưu ý bởi nếu dịch không thoát ra được, tử cung khó co lại dễ gây nhiễm trùng hậu sản, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng huyết. Những ngày sau đó, sản phụ có thể dùng băng vệ sinh bình thường và nên thường xuyên thay rửa .
Người thân nên lưu ý việc chăm sóc bà bầu sau sinh là chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh, nên dùng loại có bọt, có thể dùng máy sấy làm khô.
Nên đi lại nhẹ nhàng. Tùy thể trạng, sản phụ có thể tắm gội sau vài ngày hoặc lâu hơn. Nhưng không nên tắm gội liền cùng lúc, tránh cúi đầu, khom người để tránh ngã quỵ vì cơ thể còn yếu ớt và thiếu máu.
Sau sinh, sản phụ có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn (thường to bằng quả bưởi), đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường khoảng sau 21 ngày hoặc muộn nhất là 1 tháng, dạ con sẽ co lại như bình thường (nếu mổ đẻ thì sẽ mất nhiều thời gian hơn). Nếu dạ con không co chặt lại thì có thể gây băng huyết, rong máu. Vì vậy, để tránh nguy cơ băng huyết hoặc rong máu, sản phụ cần cho con bú ngay sau khi sinh.
Chăm sóc bà bầu sau sinh để sớm có sữa cho con bú
Để có sữa non cho con bú, từ thời điểm mang thai, đặc biệt là sau 37 tuần, bà bầu thường xuyên lấy hai ngón tay vê kéo đầu vú, mát-xa vuốt theo chiều từ trên xuống, từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài để tuyến vú co bóp và giúp cho việc tiết sữa sau này tốt hơn.
Sau khi sinh, nếu đầu vú bị căng tức dẫn đến đau đớn mà vẫn không thấy có sữa non tiết ra, có thể hỗ trợ bằng cách lấy cơm nóng bọc trong vải mỏng, lăn đều quanh bầu ngực, hoặc trái bí đao (bí xanh) để cả vỏ, bằm nhỏ, xào trên bếp cho nóng rồi bọc vào trong khăn, lăn quanh bầu ngực sản phụ.
Cho con bú sữa non rất tốt đối với sức khỏe bé và của mẹ
Nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều các gia vị như ớt, hạt tiêu…, không uống bia, rượu vì sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh. Ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc có thể uống nước nhân trần, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa…).
Chăm sóc bà bầu sau sinh để tránh bí tiểu, táo bón
Ngoài ra, để tránh bí tiểu, táo bón, ngay sau khi sinh, sản phụ có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo để tránh bị són tiểu sau này bằng cách hít thở sâu: Khi thở hít vào thì co khít cơ âm đạo, lúc từ từ thở ra thì đồng thời giãn cơ âm đạo; hoặc luyện tập giống như khi đang đi tiểu thì nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần như vậy. Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng. Sản phụ cần ăn sản phụ cần ăn nhiều rau, trái cây chín có vị không chua hoặc chát, uống nhiều nước chín. Dùng thuốc bôi giảm đau nếu bị trĩ.
Việc chăm sóc bà bầu sau sinh rất quan trọng, vì nếu chăm sóc không đúng, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ sau này nhưng các chứng bệnh đau lưng, hoa mắt, dễ bị run khi trời trỏe lạnh…
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn