Gối lá đinh lăng có vẻ bề ngoài không khác gì các loại gối khác, nhưng chúng có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ. Vì thế, đây là loại gối được nhiều bà mẹ quan tâm cách làm.
Tác dụng của gối lá đinh lăng đối với giấc ngủ của trẻ
Theo kinh nghiệm dân gian, các tinh chất từ đinh lăng có trong ruột gối sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, tạo sự ổn định của các noron thần kinh để bé không bị giật mình khi ngủ. Ngoài ra chúng còn có tác dụng bổ khí huyết, điều hòa thân nhiệt.
Sử dụng gối đinh lăng cho trẻ hạn chế được hiện tượng ra mồ hôi vô căn, tránh được nguy cơ viêm phổ, viêm phế quản. Do có thể hút ẩm rất tốt, vì thế giúp giữ cho da đầu bé luôn khô ráo, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể sử dụng loại gối này để ngủ ngon hơn, giảm các triệu chứng mỏi cổ, đau vai gáy. Đặc biệt, có lợi ích với người làm văn phòng. Ngoài ra, nó xua tan những căng thẳng, mệt mỏi giúp bạn có tinh thần sảng khoái, phấn chấn hơn.
Cách làm gối lá đinh lăng không bị mọt
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cách chọn lá đinh lăng làm gối: Bạn nên chọn lá ở những cây có tuổi thọ từ 3 năm trở lên để tỏa hơn tốt nhất. Lá hát về chỉ cần phần lá, bỏ phần gân và cành để khi nằm êm hơn.
Lá đinh lăng tươi: 500gram.
Vỏ gối cotton (kích thước tùy bạn)
Bông gòn chuyên dùng làm gối
Dụng cụ: kim, chỉ, kéo…
2. Sơ chế lá đinh lăng
Bước 1: Phơi khô lá đinh lăng
Loại bỏ những lá dập, thối, nát, chỉ chọn lá già đẹp mang đi rửa thật sạch. Nếu cẩn thận hơn, mẹ có thể ngâm với nướ muối loãng để tránh bụi bẩn, côn trùng. Khi rửa cần nhẹ tay để tránh lá bị dập và thối khi chưa kịp sấy khô.
Phơi lá đinh lăng trong bóng râm từ 2-3 ngày, không phơi dưới ánh nắng để giữ được hương thơm. Trong quá trình phơi, cách 2-3 tiếng trở lá một lần để mặt lá được khô đều. Công đoạn này rất quan trọn, vì nếu lá còn ẩm hay không khô đều dễ mốc và hôi.
Bước 2: Sao lá đinh lăng
Khi lá đinh lăng sờ vào không thấy ẩm, đạt độ khô vừa, lá không bị giòn hoặc nát là bạn đã thành công 1 nửa. Lúc này bạn mang lá đi sấy hoặc sao vàng.
Nên sao ở nhiệt độ 50-60 độ C, trong khoảng 10 – 15 phút là được. Sao xong đặt xuống đất để lá đinh lăng hút độ ẩm cần thiết, công đoạn này tạo mùi hương đặc trưng cho gối.
3. Hoàn thành
Trộn phần lá đinh lăng vừa sao với bông gòn với tỷ lệ 1:1. Trộn lá với bông gòn để gối có độ mềm, lại tỏa ra mùi hương thoang thoảng đủ làm bạn dễ chịu. Sau đó, may gối lại như bình thường.
Nếu khéo tay, mẹ có thể thêu lên vỏ gối các hình ảnh như: bông hoa, hình trái tim, quả bóng hay chuột mickey… May xong, bạn chỉ cần lồng ruột gối vào là có thể sử dụng luôn được.
Lưu ý khi sử dụng gối lá đinh lăng
Tuy gối lá đinh lăng dễ làm, có lợi cho giấc ngủ và sức khỏe, nhưng khi sử dụng bạn nên chú ý một số điều sau.
Gối được làm từ tự nhiên nhưng nếu bảo quản đúng cách có thể sử dụng được 7-12 tháng mới cần thay mới.
Với những trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng, nhưng cần chú ý đến độ dày. Kích thước gối với trẻ dưới 1 tuổi là 25×35 cm, trẻ trên 2 tuổi là 30×40 cm, trẻ từ 4-10 tuổi là 35×50 cm.
Để gối không bị mọt, bạn nên phơi dưới bóng râm sau khoảng 1 tháng sử dụng, chỉ cần 15-20 phút cho gối được khô ráo. Tuyệt đối không phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào vì sẽ làm mất mùi hương.
Mặc dù trên thị trường có rất nhiều loại gối đinh lăng, nhưng hãy tự tay làm để đảm bảo chất lượng và giấc ngủ của trẻ nhé!
Nguồn : bau.vn