Thiếu vitamin K – Một trong những nguyên nhân gây rối loạn đông máu ở trẻ

Thiếu vitamin K là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh xuất huyết ở trẻ.

Thiếu vitamin K sẽ dẫn tới thiếu hụt các yếu tố đông máu phụ thuộc vào vitamin K như yếu tố  II, VII, IX và X gây rối loạn đông máu ở trẻ.

Tìm hiểu về vitamin K?

thieu vitamin K

Vitamin K là một nhóm bao gồm các hợp chất:

  • Vitamin K1 (phylloquinon, phytomenadion) tổng hợp từ thực phẩm. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp vitamin K chủ yếu cho cơ thể.
  • Vitamin K2 (menaquinon, menatetrenon) là vitamin K được tổng hợp từ các vi khuẩn đường ruột.
  • Vitamin K3 (menadion) là dạng vitamin được tổng hợp nhân tạo.

Có 2 nguồn cung cấp vitamin chủ yếu cho cơ thể:

  • Thực phẩm.
  • Tổng hợp từ vi khuẩn đường ruột.

Nguyên nhân thiếu vitamin K ở trẻ

thieu vitamin K

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin K ở trẻ nhỏ:

  • Vitamin K được cung cấp từ cơ mẹ chuyển sang thai nhi qua nhau thai quá ít. Như vậy, nguồn cung cấp vitamin K chủ yếu của trẻ qua sữa mẹ. Tuy nhiên vitamin K trong sữa mẹ cũng rất thấp, chỉ có khoảng 2-15 microgam/ lít.
  • Người mẹ không có chế độ ăn uống bổ dưỡng trong những tháng cuối của thời kỳ thai.
  • Đặc biệt những người mẹ kiêng ăn dầu, mỡ sau sinh thì lượng vitamin K trong sữa mẹ lại càng ít.
  • Trẻ dưới một tháng tuổi chưa có khả năng tổng hợp vitamin K từ các vi khuẩn đường ruột có lợi. Bởi vậy trẻ nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin K dẫn đến rối loạn đông máu so với những đứa trẻ lớn hơn và đã phát triển toàn diện.
  • Mẹ dùng một số loại thuốc có tác dụng kháng đông và chống co giật như phenytoin, primidon, phenobarbital có thể dẫn tới giảm protheomnin máu và các yếu tố đông máu VII, IX, và X ở huyết tương trẻ sơ sinh.
  • Vitamin K được tổng hợp từ đường ruột. Vì vậy những trẻ phải dùng kháng sinh sớm hoặc bị rối loạn tiêu hóa cũng làm giảm khả năng hấp thu vitamin K.

Hậu quả của thiếu vitamin K ở trẻ em

Thiếu vitamin K sẽ dẫn tới tình trạng giảm hoạt tính của các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K ( yếu tố II, VII, IX, X ). Ở trẻ sơ sinh, các yếu tố đông máu này chỉ tương đương với 30-60% so với người lớn khỏe mạnh. Có tới 50% tỷ lệ trẻ sơ sinh 5 ngày tuổi thiếu vitamin K được phát hiện thông qua xét nghiệm thời gian prothrombin kéo dài.

 Mỗi nguyên nhân gây thiếu vitamin K có thể dẫn tới những biểu hiện lâm sàng khác nhau:

  • Bệnh xuất huyết sớm ở trẻ sơ sinh: Thường xuất hiện sau khi chào đời 0-24 giờ. Biểu hiện có thể là xuất huyết phổi, xuất huyết nội sọ hoặc xuất huyết tiêu hóa.
  • Bệnh xuất huyết sơ sinh kinh điển: Thường xuất hiện khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Biểu hiện có thể là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dưới da…
  • Bệnh xuất huyết muộn: Xảy ra ở trẻ nhỏ có tuổi đời 7 ngày cho tới 3 tháng, thông thường là 30-45 ngày, hoặc có thể muộn hơn đến 12 tháng. Biểu hiện có thể là xuất huyết nội sọ , xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa…

Cách chẩn đoán trẻ thiếu Vitamin K

thieu vitamin K

Cách đơn giản nhất để chẩn đoán trẻ thiếu vitamin K là dựa vào các biểu hiện lâm sàng: bỏ bú, tình trạng lơ mơ hoặc kích thích, khóc thét, co giật. Bên cạnh đó, trẻ có thể có xuất huyết dưới da, chảy máu rốn, da xanh, nhợt nhạt, thóp phồng…

Một cách khác để phát hiện thiếu vitamin K ở trẻ là thông qua các xét nghiệm:

  • PT, APTT kéo dài. Trường hợp này có thể điều chỉnh PT và APTT bằng cách trộn với huyết tương bình thường hoặc tiêm Vitamin K để PT, APTT trở về bình thường.
  • Xét nghiệm thông qua các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K (II, V, VII, X) giảm.

Nguồn : bau.vn

  • Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Trẻ biếng ăn, kén ăn là nỗi lo muôn thuở của các bậc cha mẹ. Mỗi bữa ăn như một “cuộc chiến”, ép hoài con vẫn lắc đầu, la khóc, ngậm mãi không chịu nuốt. Nhưng mẹ ơi, đừng vội lo lắng hay mất kiên nhẫn! Có thể chỉ cần thay đổi vài mẹo nhỏ trong cách chế biến, trình bày và tạo thói quen ăn uống là bé sẽ hợp tác hơn hẳn.Cùng “bỏ túi” những mẹo cực đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ nhé!
  • Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Chiều cao không chỉ là yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ dinh dưỡng và lối sống. Trong “cuộc đua” phát triển toàn diện của trẻ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu – đặc biệt là trong giai đoạn vàng từ 0–18 tuổi. Vậy trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao một cách tối ưu? Dưới đây là những thực phẩm cha mẹ không nên bỏ qua.
  • Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Dưới đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nhất định phải lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời:
  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.