Để sữa về nhanh sau sinh

(bau.vn) Sinh xong, chị em đều mong sữa về nhanh để em bé được hấp thu nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất.

Tuy nhiên, nhiều người lại xuống sữa muộn hoặc bị mất sữa trong khoảng thời gian ngắn. Dưới đây là chia sẻ về một số mẹo giúp sữa xuống nhanh của các bà mẹ.

* Bạn Đào Kim Anh (Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội): “Mình sinh mổ bé đầu tiên nên rất sợ không có sữa. Đẻ xong khoảng nửa tiếng và trở về phòng, mình được mẹ chồng làm cho cách này để sữa về: lấy 2 viên men nấu rượu và một chút rượu trắng, trộn vào nhau và xoa vào bầu ngực (tránh xoa vào đầu ti), để khoảng 20 – 30 phút rồi lau sạch. Khoảng 2 tiếng sau sữa về rất nhiều. Mình muốn chia sẻ với các mẹ, đặc biệt là các mẹ sinh mổ để mọi người thử áp dụng”.

* Bác Thu Hằng (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Ngày trước sinh con, tôi được mẹ đẻ dạy cho một cách giúp xuống sữa nhanh. Sau đó, tôi cũng áp dụng cho con dâu và cũng thấy rất hiệu quả. Sau khi con dâu đẻ xong, tôi chuẩn bị sẵn hai gói xôi nóng, chà vào bầu ngực để kích thích tuyến sữa. Cứ chà khoảng vài tiếng một cách nhẹ nhàng là sữa sẽ về rất nhiều.”

* Bạn Huyền Trang (tranghuyen1989@yahoo.com): “Tôi được bạn bè mách là dùng máy hút sữa để kích thích sữa về nhanh hơn sau khi sinh xong. Vì thế sau khi bé Kem vừa chào đời, tôi đã sử dụng máy hút sữa ngay. Hồi ấy, tôi sinh mổ, đã áp dụng và thấy sữa cũng về nhanh. Chị em sinh mổ hãy thử áp dụng cách này của tôi nhé!”.

* Chị Phạm Thu Hương (Trại Chuối, Hồng Bàng, Hải Phòng): “Tôi được cô ruột mách cho cách này để sữa về nhanh sau sinh và đã áp dụng cả hai lần sinh hai bé: Trộn cơm nếp nhão còn nóng, men rượu chua, hành tím băm nhuyễn thành hỗn hợp nhão dính. Sau đó, dùng tay bôi hỗn hợp này lên bầu ngực và massage nhẹ nhàng. Như vậy, sẽ giúp sữa sẽ về rất nhanh. Tôi thấy thực sự hiệu quả nên muốn mách cho các chị em cùng biết”.

Một số lưu ý khác:

– Sau khi sinh xong, việc đầu tiên mà bạn cần làm là cho bé bú ti ngay dù chưa có sữa. Động tác mút ti của bé là “liều thuốc” kích thích tự nhiên, giúp sữa về nhanh hơn.

– Trong trường hợp bé yếu phải cách li mẹ (bé nằm trong lồng kính…), hãy nhờ chồng mút, nặn hoặc dùng máy hút để kích thích sữa về.

– Không tự ý sử dụng các loại thuốc lợi sữa nếu không có chỉ định của bác sĩ.

– Chịu khó ăn các món ăn lợi sữa như móng giò hầm đậu phộng, xương lợn hầm thông thảo, canh thịt lợn hoàng kì, móng giò hầm đậu đen, gà ác hầm thuốc bắc, rau lang nấu thịt bò, cơm nếp thịt gà…

Mỹ Lệ – tạp chí Bầu

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?