Trong Hệ Mặt trời, có một hành tinh rất giống với Trái Đất, hành tinh này được coi là anh em “sinh đôi” với hành tinh của chúng ta. Nếu như bạn đang nghĩ đến sao Hỏa thì đáp án này hoàn toàn đã sai. Người anh em “sinh đôi” này của Trái Đất không gì khác chính là sao Kim. Vậy lý do nào khiến sao Kim và Trái Đất lại được so sánh giống nhau? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!
Sao Kim – hành tinh trong Hệ Mặt trời được ví như người anh em “sinh đôi” với Trái Đất
Nguyên nhân khiến sao Kim (Venus) được so sánh với Trái Đất là vì kích cỡ của chúng gần giống nhau. Không những vậy, khối lượng của sao Kim cũng được đánh giá là giống với Trái Đất, thậm chí là cả thành phần cấu tạo cũng tương tự. Hơn nữa, hành tinh của chúng ta và sao Kim còn là “hàng xóm” của nhau trong Hệ Mặt trời.
Mặc dù được so sánh giống anh em “sinh đôi”, thế nhưng sao Kim phải là người anh em sinh đôi “ác quỷ” của Trái Đất mới đúng. Bởi sao Kim là một trong những hành tinh có nhiệt độ nóng nhất trong Thái dương hệ và đương nhiên sao Kim cũng không thể tồn tại sự sống được như hành tinh của chúng ta. Sao Kim tuyệt nhiên không có bóng dáng của sinh vật nào bởi bề mặt hành tinh này được bao phủ bởi một lớp CO2 dày đặc. Khí CO2 có trên bề mặt gấp 90 lần so với Trái Đất. Không những vậy sao Kim còn có những đám mây chứa hàm lượng acid sulphuric và nhiệt độ trung bình của người anh em “sinh đôi” với Trái đất còn lên tới 462 độ C. Đây là một sức nóng có đủ sức để nung chảy cả chì.
Khi sao Kim và Trái đất giống nhau đến toàn diện
4 tỉ năm về trước, khi sao Kim và Trái đất chỉ là hai hành tinh mang sức nóng hủy diệt, cả hành tinh chỉ bao phủ bởi các mảng nóng chảy. Chính vì vậy, rất lâu về sau các đại dương mới có thể hình thành vì chỉ khi nhiệt độ của các hành tinh này được hạ xuống mới thì nước mới ngưng tụ và hình thành mưa qua hàng nghìn năm. Đó cũng là cách để các đại dương trên hành tinh của chúng ta được hình thành cách đây hàng chục triệu năm, nhưng đối với sao Kim thì khác. Chúng vẫn luôn nóng như vây và không hề thay đổi qua hàng nghìn năm.
Vào thời điểm đó, Mặt trời không phải là hành tinh nóng nhất trong Thái dương hệ như bây giờ. Ánh nắng của mặt trời chỉ dịu nhẹ, nhẹ hơn khoảng 25% và sao Kim chỉ là hành tinh nóng thứ hai trong hệ Mặt trời. Khí hậu tại sao Kim cũng bị chi phối bởi những đám mây trên hành tinh này, chúng chỉ tập trung nhiều ở những vùng tối của sao Kim. Những vùng tối mà mặt trời không thể chiếu đến nên không thể bảo vệ hành tinh này.
Bên cạnh đó, tốc độ quay của sao Kim rất chậm khiến một phần còn lại phải đối diện với Mặt trời. Những đám mấy đó đã tạo nên hiệu ứng nhà kính và giam nhiệt độ trên bề mặt hành tinh khiến nhiệt độ luôn ở mức rất cao. Đó cũng là lý do vì sao mà sao Kim không tồn tại sự sống. Hơn nữa, vì nhiệt độ quá nóng nên không có mưa, từ đó cũng không có sự hình thành của các đại dương. Ở sao Kim, nước chỉ được tồn tại ở dạng khí và lơ lửng trong khí quyền.
Nguồn : bau.vn