7 điều bố mẹ nên lưu ý dạy trẻ càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị bắt cóc

Để tránh bị bắt cóc, bố mẹ hãy dạy cho trẻ những nguyên tắc an toàn càng sớm càng tốt. Như vậy sẽ giúp trẻ biết cách đối phó với những kẻ có ý đồ xấu.

Dưới đây là những nguyên tắc an toàn bố mẹ cần dạy trẻ để tránh bị bắt cóc.

1. Mối nguy có thể hiểm tiềm ẩn từ những người thân quentranh bi bat coc

Một đứa trẻ sẽ khó mà phân biệt được ai là người lạ và ai là người chúng có thể tin tưởng. Hãy dạy cho trẻ rằng một người có vẻ ngoài hung dữ chưa chắc họ là kẻ xấu. Tương tự như vậy, không phải người lạ nào cũng xấu. Một người xa lạ cũng có thể là một người tốt bụng và thân thiện. Trên thực tế, trẻ em sẽ dễ bị bắt cóc hơn khi chúng thực sự biết và không coi kẻ bắt cóc là người lạ.

2. Danh sách người “an toàn”tranh bi bat coc

Danh sách người “an toàn” là cực kỳ quan trong đối với những gia đình có con nhỏ. Các bậc phụ huynh hãy lập danh sách những người có thể tin tưởng rồi cùng trẻ học thuộc danh sách đó. Người “an toàn” có thể là một người thân, một người hàng xóm hoặc bảo mẫu mà bố mẹ biết rõ. Đây là những những người có được “đặc quyền” thay bố mẹ đến đón trẻ hoặc đến nhà trông trẻ khi bố mẹ không ở nhà

Hãy luôn dạy con rằng đừng tiếp chuyện với ai khác đi ngoài những người “an toàn” nếu họ đi ngang qua hoặc tiếp cận con ở bên ngoài. Cẩn thận hơn, bố mẹ có thể cùng con thống nhất một mật mã mà chỉ bố mẹ, con và những người “an toàn” biết. Đây sẽ là cách giúp con dễ dàng phân biệt được ai là người nên tin tưởng.

3. Chạy theo hướng ngược chiều ô tô để tránh bị bắt cóc

Hãy đưa ra trường hợp nếu con bị ai đó lái xe theo sau thì phải làm như thế nào? Sau đó, hướng dẫn cho trẻ cách thoát khỏi tình huống này. Đó chính là con nên chạy theo hướng ngược lại với hướng đi của. Bởi nếu làm như vậy, kẻ xấu ngồi trong ô tô sẽ phải quay đầu xe và đây cũng chính là lúc con nhiều thời gian để chạy trốn hoặc tìm người giúp đỡ.

4. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ một bà mẹ

Hãy dạy con rằng, trong trường hợp con bị lạc và không thể tìm thấy bố mẹ hay những người “an toàn”, con nên tìm đến một người mẹ có con. Bạn có thể dạy trẻ tìm cảnh sát, tuy nhiên không phải ở bất kỳ đâu cũng có thể tìm thấy cảnh sát. Bởi vậy, tìm kiếm một bà mẹ có con sẽ khả thi hơn rất nhiều.

5. Hét lên rằng mình đang gặp nguy hiểm để tránh bị bắt cóctranh bi bat coc

Trẻ em thường hay quấy khóc. Bởi vậy, đôi khi một đứa trẻ la hét cũng sẽ không thể thu hút sự chú ý từ người đi đường kể cả khi chúng thực sự đang bị kẻ xấu làm hại. Do đó, hãy dạy trẻ hét lên những câu có nghĩa để người khác có thể chú ý và cứu con. Ví dụ như “Bỏ tay ra! Cô/Chú không phải bố mẹ cháu”, “Bố mẹ cháu đâu, cháu không biết cô/chú này là ai!”. Tuy nhiên, đôi khi những lời nói này không thực sự hiệu quả nếu trẻ không chỉ đích danh ai đó. Bởi vậy, hãy chỉ cho trẻ cầu cứu sự trợ giúp của một người cụ thể thông qua đặc điểm nhận dạng như “Chú áo xanh ơi cứu cháu với ạ, cháu không biết người này là ai!”

6. Có thể đập đồ để tránh bị bắt cóctranh bi bat coc

Đập phá đồ đạc là không hay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, hãy dạy trẻ đập đồ để gây sự chú ý. Nếu trẻ bị lạc trong siêu thị và bị người lạ tiếp cận và cầu cứu không có tác dụng. Khi đó, hãy đập vỡ đồ trên kệ để thu hút sự chú ý và cầu cứu mọi người xung quanh.

7. Học cách từ chối

Hãy dạy cho con biết từ chối người lạ nếu đó không phải là bố mẹ hay người “an toàn”. Trẻ luôn được dạy là phải ngoan ngoãn và nghe lời, tuy nhiên hãy cho con biết nên từ chối trong trường hợp nào. Rất khó để trẻ có thể ngay lập tức hiểu ra và ghi nhớ khi mới được dạy. Vì thế, hãy thường xuyên đưa ra các tình huống giả định để xem con phản ứng thế nào khi có người lạ đến đón, cho đồ chơi hoặc yêu cầu trẻ giúp đỡ.

Nguồn : bau.vn