Bố mẹ cần làm gì nếu sổ tiêm chủng của con bị mất?

Sổ tiêm chủng là loại giấy được yêu cầu khi nhập học cho bé. Cuốn sổ này sẽ giúp bố mẹ theo dõi quá trình tiêm vaccine cho con.

Nếu cuốn sổ tiêm chủng này không may bị mất thì bố mẹ cần làm gì? Bé có cần phải tiêm lại vaccine một lần nữa hay không? Cùng bau.vn giải đáp những thắc mắc này nhé.

Tìm lại cuốn sổ tiêm chủng một lần nữaso tiem chung

Sổ tiêm vaccine của trẻ có thể sẽ bị thất lạc trong quá trình chuyển nhà. Để tìm lại sổ tiêm của con, bố mẹ hãy:

  • Thử hiên hệ với các trung tâm trông trẻ, trường mầm non, trường tiểu học hoặc bất cứ người nào có thể đã giữ một bản sao của sổ tiêm chủng để xem họ còn giữ nó không.
  • Quay lại văn phòng bác sĩ khoa nhi để xem có bỏ quên sổ ở đó khi đưa bé đến khám không.
  • Trong trường hợp bác sĩ nhi đã chuyển công tác hoặc về hưu, bố mẹ hãy liên lạc với đơn vị y tế địa phương mình đang sinh sống để tìm hiểu về chỗ lưu trữ các hồ sơ cũ. Theo nguyên tắc, các sĩ sẽ cần phải lưu trữ hồ sơ y tế trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Đến trạm y tế phường, xã nơi mình đang sinh sống để xem hồ sơ tiêm vaccine của con có được lưu trữ hay không.

Bố mẹ nên xử trí thế nào nếu không thể tìm lại được sổ tiêm chủng?so tiem chung

Trong trường hợp hoàn toàn không tìm thấy sổ tiêm của trẻ, bố mẹ hãy bắt đầu cho con tiêm phòng lại theo lịch tiêm chủng phù hợp với độ tuổi. Nếu không thể nhớ chính xác rằng liệu bé đã được tiêm phòng hay chưa thì bố mẹ hãy cho trẻ đi tiêm lại. Trên thực tế, một số vaccine MMR, thủy đậu, Hib, viêm gan B hoặc bại liệt kể cả có tiêm lại cũng hoàn toàn không gây hại cho trẻ em.

Làm kiểm tra vaccineso tiem chung

Đưa trẻ đi kiểm tra huyết thanh miễn dịch bằng xét nghiệm máu để biết trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa cũng là một giải pháp bố mẹ nên cân nhắc. Xét nghiệm máu có thể giúp xác định trẻ đã được tiêm các loại vaccine bệnh sởi, quai bị, rubella, viêm gan A, viêm gan loại B, bệnh bạch hầu và uốn ván hay chưa. Trong trường hợp, trẻ đã tiêm một số loại vaccine cũng cần làm các xét nghiệm này.

Cho dù có đi kiểm tra huyết thanh miễn dịch thì trẻ vẫn có thể tiêm lại các vaccine ngừa Hib, thủy đậu, bại liệt hoặc ho gà. Lưu ý, trẻ chỉ cần một liều vắc xin Hib sau 15 tháng đầu tiên và trẻ từ 5 tuổi trở lên sẽ không phải tiêm lại vắc xin này nữa. Vì thế nếu bé nhà bạn ở độ tuổi đi học và có kết quả dương tính cho tất cả các xét nghiệm trên thì sẽ không cần phải tiêm lại vắc xin MMR, viêm gan A, viêm gan B, IPV và cả Varivax. Khi đó, các bác sĩ nhi khoa sẽ cung cấp một tờ giấy xác nhận bé miễn dịch với các loại vaccine có kết quả dương tính từ xét nghiệm này và trẻ không cần phải đi tiêm lại.

Một bất lợi điển hình khi so sánh với tiêm chủng lại đó là bạn sẽ phải chịu toàn bộ chi phí xét nghiệm vì bảo hiểm sẽ không chi trả. Đồng thời, nếu như mức kháng thể của con bạn quá thấp thì trẻ vẫn sẽ phải được tiêm các mũi vaccine khác bên cạnh các xét nghiệm máu.

Nguồn : bau.vn

  • Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Trẻ biếng ăn, kén ăn là nỗi lo muôn thuở của các bậc cha mẹ. Mỗi bữa ăn như một “cuộc chiến”, ép hoài con vẫn lắc đầu, la khóc, ngậm mãi không chịu nuốt. Nhưng mẹ ơi, đừng vội lo lắng hay mất kiên nhẫn! Có thể chỉ cần thay đổi vài mẹo nhỏ trong cách chế biến, trình bày và tạo thói quen ăn uống là bé sẽ hợp tác hơn hẳn.Cùng “bỏ túi” những mẹo cực đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ nhé!
  • Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Chiều cao không chỉ là yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ dinh dưỡng và lối sống. Trong “cuộc đua” phát triển toàn diện của trẻ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu – đặc biệt là trong giai đoạn vàng từ 0–18 tuổi. Vậy trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao một cách tối ưu? Dưới đây là những thực phẩm cha mẹ không nên bỏ qua.
  • Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Dưới đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nhất định phải lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời:
  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.