Hạch là gì? Dấu hiệu của tắc tia sữa nổi hạch ở nách
Người ta dùng khái niệm “hạch” để chỉ một tổ chức lympho kích thước nhỏ tham gia vào quá trình tiêu diệt virus, vi trùng hoặc các tế bào lạ xâm nhập cơ thể. Hạch tập trung nhiều ở cổ, nách và trên xương đòn. Bình thường chúng ta không thể sờ thấy hạch, nhưng chúng sẽ nổi lên khi phải hoạt động để chống lại bệnh tật.
Nổi hạch không hiếm thấy, song mỗi người khi thấy hạch nổi lên đều rùng mình và lo lắng, đối với mẹ sau sinh thì vấn đề này lại càng trở nên nghiêm trọng.
Dấu hiệu của tắc tia sữa nổi hạch ở nách là: Trong thời gian cho con bú mẹ bị tắc sữa, bầu ngực cương cứng và đau nhức, nách bị nổi hạch. Phụ nữ tắc tia sữa nổi hạch ở nách thường rất mệt mỏi, cơ thể đau nhức, thậm chí sốt cao.
Tắc tia sữa nổi hạch ở nách có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa bị nổi hạch ở nách là bệnh lý không quá nguy hiểm, có thể điều trị phục hồi nhanh. Tia sữa tắc và nổi hạch sẽ được khắc phục bằng cách khơi thông tuyến sữa bị tắc, sữa sẽ có lại bình thường và hạch cũng sẽ lặn xuống. Khi xuất hiện hạch ở nách nghĩa là tình trạng tắc sữa đã khá nghiêm trọng, nếu không kịp thời tiếp nhận điều trị bệnh sẽ diễn biến phức tạp, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh hiện tượng nổi hạch, tắc tia sữa nghiêm trọng có thể khiến núm vú chảy dịch, núm vú sưng tấy, đau nhức dữ dội, nhiều trường hợp có thể gây u xơ, ung thư, thậm chí phải cắt bỏ ngực do bị hoại tử.
Nguyên nhân tắc tia sữa nổi hạch ở nách
Rất nhiều người vẫn không hiểu lý do tại sao lại nổi hạch khi bị tắc tia sữa. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi sữa bị vón cục làm nghẽn các tuyến sữa dẫn đến việc tắc tia sữa, nếu không điều trị kịp thời làm bệnh chuyển biến phức tạp, khiến cơ thể nổi hạch lớn ở vùng nách.
Mẹ cần làm gì để phòng tránh tắc tia sữa nổi hạch ở nách?
Tắc tia sữa nổi hạch là bệnh lý ít phổ biến, mức độ nguy hiểm không cao nhưng nếu chủ quan sẽ gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Do đó mẹ cần có biện pháp phòng tránh việc tắc tia sữa nổi hạch ở nách.
– Massage: Dùng hai ngón tay day nhẹ hai bầu ngực thường xuyên để đánh tan các cục sữa và khai thông những ống sữa bị tắc.
– Khi bị tắc sữa, vẫn tiếp tục cho con bú hoặc dùng máy hút sữa để làm giảm tình trạng ùn tắc của sữa trong bầu ngực.
– Chú ý giữ ấm cơ thể vì nhiễm lạnh sẽ làm ống sữa bị co lại, không thể dẫn sữa chảy qua thuận lợi được.
– Nặn hết sữa thừa sau khi bé bú và sau khi hút sữa để chắc chắn sữa này không đông lại thành cục.
– Vệ sinh bầu ngực thật sạch sẽ, ngay cả khi bé vừa bú song.
Khi mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa nổi hạch ở nách, nếu áp dụng các phương pháp trên không thành công, cục sữa tắc ngày một lớn mẹ nên nhanh chóng đến các bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Sau khi điều trị thành công mẹ cần phòng tránh tình trạng này lặp lại bằng cách cho bé bú thường xuyên.
Nguồn : bau.vn