Dạy con tính “trách nhiệm” ngay từ bé, cha mẹ cần biết

Hiện nay, mỗi gia đình thường chỉ có tối đa 2 con. Đây là điều kiện tốt nhất để dạy con tính trách nhiệm với chính bản thân và cuộc sống.

Những thói quen xấu ở trẻ như vô trách nhiệm, quá nhõng nhẽo, có phần hỗn láo… đều là do được bố mẹ quá nuông chiều. Bạn hãy cố gắng dành thời gian dạy con có tính trách nhiệm với chính những điều mình làm và với mọi người xung quanh, để lớn lên trở thành người có ích cho xã hội.

Thực tế về sự vô trách nhiệm ở con trẻ

Biểu hiện của sự vô trách nhiệm đó chính là vứt rác bừa bãi, không biết nhường nhịn ai cả… Chẳng biết nói thế có quá không khi trẻ còn quá nhỏ? Nhưng quả thực, đó là hiện trạng của rất nhiều em bé được cha mẹ nuông chiều. Đây không phải là lời than phiền duy nhất mà là nỗi lo lắng chung khi con có những biểu hiện vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

day con tinh trach nhiem

Người lớn luôn muốn con trẻ nhận được cuộc sống tốt hơn mình trước kia. Tuy nhiên, hậu quả của việc được nuông chiều quá mức sẽ khiến trẻ gặp nhiều rắc rối khi lớn lên, hòa nhập vào môi trường xã hội.

Dạy con tính trách nhiệm, liệu có khó?

Hai tiếng “trách nhiệm nghe thì có vẻ to tát. Tuy nhiên, dạy cho con trẻ biết sống theo ý nghĩa của hai từ này lại hoàn toàn không khó, nếu bạn thực hiện theo những điều sau. 

1. Đừng biến con thành “công chúa, hoàng tử” trong nhà

Nuông chiều trẻ quá mức sẽ tạo tâm lý ỷ lại, không cần quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Bố mẹ nên giao cho con làm một số công việc nhà nhất định để bé ít nhiều ý thức được trách nhiệm của mình trong gia đình.

day con tinh trach nhiem

Bố mẹ hãy giao những việc nhà hợp với lứa tuổi và sức khỏe của con như khi quần áo bẩn, bé phải tự thay ra, cho vào giỏ và mang cho mẹ giặt, phải biết sắp xếp gọn gàng đồ chơi mỗi khi chơi xong, ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ giúp trẻ có ý thức và có trách nhiệm trong gia đình cũng như khi đi lớp. Để tăng tính dân chủ, bạn cũng có thể để cho con tự chọn lựa các việc làm trong nhà. 

2. Dạy trẻ phải nhận biết trách nhiệm

Các bé thường hay nói dối khi làm một việc gì không đúng, đơn giản vì chúng sợ sẽ bị người lớn trách mắng. Vì thế, bạn có thể nhẹ nhàng với con rằng: “Con không nên nói dối vì như thế là hư. Nếu con xin lỗi và lần sau không tái phạm thì sẽ không có ai trách mắng con cả”. 

3. Phân tích những tác động của người khác đến hành động của trẻ

Từ một việc đơn giản như ăn hoa quả xong vứt vỏ ra đường, bạn có thể khuyên bảo trẻ như sau: “Khi con vứt vỏ ra đường, sẽ có người khác đi không để ý và dẫm vào, trượt chân và ngã đau. Những ví dụ nhỏ như vậy sẽ khiến bé Có trách nhiệm hơn trong từng hành động của mình. 

4. Dạy con tính trách nhiệm- Khen con đúng lúc

Khi trẻ sai, bạn luôn hướng dẫn, dạy bảo. Vậy khi bé tiến bộ và làm tốt những gì cha mẹ răn dạy. Bạn cũng đừng quên “hào phóng” dành tặng cho con những lời khen, thậm chí một món quà để khích lệ. 

day con tinh trach nhiem

5. Dạy con tính trách nhiệm bằng cách chỉ bảo cách giúp đỡ người khác

Một trong những biểu hiện của sống có trách nhiệm chính là biết yêu thương và giúp đỡ người khác. Bạn hãy dẫn bé đi tham gia các hoạt động xã hội như đi từ thiện, mang quần áo và đồ dùng quyên góp giúp đỡ đồng bào lũ lụt, cho tiền những người ăn xin trên phố… Bé sẽ cảm nhận được niềm vui khi giúp đỡ người khác bằng lòng chân thành và biết sống có trách nhiệm hơn.

Nguồn : bau.vn