Nhiều mẹ phải vắt sữa bằng tay ra bình để cho bé bú, bởi trẻ chỉ thích ti bình. Điều này ít nhiều cũng khiến mẹ không tránh khỏi băn khoăn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vân đề này qua nội dung chia sẻ trong bài viết ngay sau đây của Bau.vn xem sao nhé.
Lợi ích của việc vắt sữa bằng tay
Trên thực tế, có rất nhiều trẻ không chịu ti mẹ và chỉ muốn bú bình. Do đó mà để đảm bảo con được hưởng những lợi ích của sữa mẹ, nhiều bà mẹ bỉm sữa sau sinh đã không ngần ngại vắt sữa để con có thể được những dưỡng chất từ sữa mẹ. Quả thực vậy, dù như thế nào đi chăng nữa, chúng ta đều không thể phủ nhận sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Sữa mẹ có thể giúp con trẻ nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật. Hơn nữa, việc cho trẻ bú trực tiếp sữa mẹ còn giúp tình cảm mẹ con thêm phần gắn kết hơn.
Tuy nhiên, cũng có những trẻ không chịu bú trực tiếp nên việc bú mẹ càng trở nên khó khăn hơn. Thế nhưng, việc vắt sữa cũng có một số lợi ích nhất định:
- Giúp mẹ chủ động vắt bỏ bớt sữa đầu để con nhận được nguồn sữa giàu chất béo hơn.
- Giúp mẹ tránh được tình trạng ứ đọng, tắc tia sữa.
- Giúp mẹ duy trì được nguồn sữa cho con, khiến con vẫn có đủ sữa mẹ để bú khi không có mẹ ở nhà.
Có rất nhiều cách để mẹ có thể vắt sữa, mẹ có thể sắm các loại máy hút sữa chuyên dụng hay vắt sữa bằng tay. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều mẹ thắc mắc rằng liệu việc vắt sữa bằng tay có làm mất đi nguồn sữa mẹ hay không thì điều đó còn phụ thuộc vào việc mẹ vắt sữa có đúng cách hay không.
Cách vắt sữa bằng tay đúng chuẩn
Đầu tiên, mẹ cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng xát khuẩn, đồng thời vệ sinh sạch sẽ ngực và đầu ngực trước khi tiến hành vắt sữa. Để không mất sữa, mẹ cần phải thực hiện đúng cách. Tiếp theo, mẹ có thể lựa chọn cho mình tư thế vắt sữa đứng hoặc ngồi để có cho mình sự thoải mái nhất. Sau đó, mẹ hãy đặt một chiếc bình hay một chiếc ly sạch đã được rửa sạch sẽ ở gần vú. Thực hiện từng bước như sau:
- Bước 1: Mẹ hãy đặt ngón tay trỏ ở bên dưới bầu vú, còn với ngón tay cái thì ở trên bầu vú. Mẹ phải đặt sao cho ngón tay cái đối diện với ngón trỏ.
- Bước 2: Nhàng ấn các ngón tay về phía sau, tiếp tục sử dụng ngón trỏ và ngón út cùng lúc ép nhẹ về phía trước. Như vậy sữa sẽ chảy ra và sử dụng bình hoặc ly đã đặt sẵn phía dưới để hứng.
- Bước 3: Tiếp tục lặp đi lặp lại các thao tác được hướng dẫn bên trên.
Những lưu ý mẹ cần nắm vững khi vắt sữa cho con
- Chỉ vắt sữa với lực vừa phải, mẹ nên tránh việc sự dùng lực mạnh hay bóp quá mạnh vì sẽ khiến ngực bị tổn thương mà còn gây mất sữa.
- Mỗi lần vắt sữa chỉ giao động khoảng từ 20 tới 30 phút, không nên vượt quá.
- Nên thực hiện đều đặn từ 2 đến 3 tiếng/lần nếu mẹ không thể cho con bú thường xuyên. Điều này sẽ giúp khích thích lượng sữa về.
- Nên uống 1 cốc nước ấm trước khi vắt sữa khoảng 15 phút để lượng sữa khi vắt xuống nhanh hơn.
- Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ở nhiệt độ phòng dưới 26 độ trong vòng 4 giờ đồng hồ, trong ngăn mát tủ lạnh là 48 tiếng và trong ngăn đá tủ lạnh là từ 1 tháng và tối đa là 3 tháng.
Nguồn : bau.vn