Dâu tằm là loại quả vốn quen thuộc với chúng ta hàng ngày. Những ngày hè oi bức, siro dâu tằm trở thành một thức uống giải khát không thể thiếu của người Việt. Ít người biết rằng dâu tằm có những công dụng kỳ diệu được ví như vị thuốc cải lão hoàn đồng. Cùng tham khảo những món ngon từ dâu tằm mỗi ngày tốt cho sức khỏe của cả gia đình.
1. Món ngon từ dâu tằm – mứt dâu
Chuẩn bị một chậu nước sạch, đổ vào 1 thìa muối, 1 thìa bột mì. Khuấy đều. Cho dâu tằm vào, đảo một lúc sau đó ngâm trong khoảng 10 phút.
Rửa lại dâu với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn tạp chất. Vớt ra, để ráo nước. Cho dâu vào nồi sạch, đổ đường phèn hoặc đường cát trắng vào. Cho nước cốt chanh vào nồi. Ướp trong khoảng 30 phút.
Sau khi ướp, sẽ có một chút nước cốt. Lúc này, bạn bật bếp lửa nhỏ và khuấy đều liên tục.
Khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Sau khi sôi, chuyển sang lửa nhỏ và khuấy thêm khoảng 15 phút. Nếu có bọt, dùng dụng cụ hớt bọt bỏ đi.
Sau khi mứt sánh lại thì tắt bếp. Cho mứt vào lọ. Đậy nắp kín lại và úp ngược xuống cho đến khi mứt nguội. Mứt dâu tằm có thể bảo quản được lâu và dùng bất cứ lúc nào, rất tiện lợi. Mang mứt dâu ra ăn cùng bánh mì, trang trí, trộn salad hoặc pha nước dâu đ
2. Cháo vừng nấu cùng dâu tằm
Nhặt bỏ tạp chất trong dâu, rửa sạch. Vừng đen và gạo vo sạch và để riêng. Cho một lượng nước thích hợp vào nồi, thêm dâu, vừng đen và gạo tẻ nấu thành cháo. Sau khi cháo chín thì cho một lượng đường thích hợp tùy theo khẩu vị cá nhân.
Cháo vừng dâu tằm có thể ăn thường xuyên. Món cháo vừng nấu với dâu tằm có tác dụng dưỡng âm bổ huyết, dưỡng gan dạ dày, bổ tỳ ích thận. Ngoài ra, loại cháo này cũng dùng được cho người bệnh mỡ máu, tăng huyết áp (không nên cho đường trong trường hợp này).
3. Rượu dâu tằm ủ
Khi làm rượu dâu tằm, bạn cần chọn loại rượu được làm từ các loại ngũ cốc nguyên chất, độ cồn có thể cao hơn 50 độ. Lượng rượu và dâu tỉ lệ 1:3 là hợp nhất. Tức là 1 dâu 3 rượu.
Rửa sạch dâu tằm. Sau khi rửa sạch, phơi cho ráo hết nước. Cho dâu tằm vào hũ thủy tinh to đã trụng sạch. Sau đó, thêm lượng đường phèn thích hợp. Có thể điều chỉnh theo khẩu vị riêng của mỗi người. Nếu không thích rượu có vị ngọt thì có thể bỏ qua đường phèn. Cho rượu vào theo tỷ lệ. Đậy kín nắp và để nơi khô ráo, thoáng mát khoảng 2 tháng. Khi uống có thể lọc bã để riêng.
4. Món ngon từ dâu tăm – Kem sữa chua dâu tằm
Dâu tằm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo. Sau đó cho dâu vào máy say, thêm sữa đặc, sữa chua say nhuyễn.
Đổ hỗn hợp say nhuyễn vào khuân kem và để trong ngăn đá tủ lạnh từ 4 -5 h cho kem đông đá lại có thể lấy ra ăn.
5. Những bài thuốc làm từ dâu tằm
- Bài thuốc trị tóc bạc sớm, tóc gãy rụng: Dùng dâu tằm chín nấu thành cao. Đem uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20gam. Hoặc quả dâu tươi đem ngâm rượu uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
- Bổ thận, tráng dương, tăng cường khí huyết: Dâu tằm chín + Hà Thủ Ô đỏ đem ngâm với rượu
- Quả dâu đem ép lấy nước uống vài lần sẽ giải rượu nhanh chóng.
- Chữa viêm khớp, đau nhức xương khớp: quả dâu 250gam, cành dâu 150gam, tầm gửi cây dâu 100gam đem ngâm rượu, uống 2 ly nhỏ mỗi ngày.
- Hoạt huyết thông kinh- chữa bế kinh ở phụ nữ: Quả dâu tằm 15gam, nụ hoa hồng 3gam. Kê huyết đằng 12gam, rượu trắng một thìa con cho tất cả vào nồi nấu lấy nước uống ngày / 1 thang, từ 5 – 7 ngày.
- Ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm: dâu tằm, ngũ vị tử mỗi vị 10 gam đem sắc nước uống.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: dâu tằm 30gam, thiên hoa phấn 20gam, sinh địa 15gam đem sắc uống.
- Điều trị ho lâu ngày do phế hư: dâu 30gam, ngân nhĩ 20gam, ô mai 3gam. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước uống ngày 3 lần.
Trên đây là một số món ngon và bài thuốc từ dâu tằm. Dâu tằm có rất nhiều cách chế biến đem lại lợi ích cho sức khỏe. Hi vọng các bạn đã có thêm những công thức nấu ăn với thức quả dinh dưỡng này.
Nguồn : bau.vn