Cơ thể mẹ bầu thường tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường tạo điều kiện cho bệnh hăm da ở người lớn. Kết hợp với các yếu tố như thời tiết nóng bức, quần áo bí bách, cọ xát… thì vi khuẩn càng phát triển nhanh chóng. Đặc biệt hăm bẹn ở mẹ bầu trong những ngày thai kì quả là con số không nhỏ. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại cực kỳ khó chịu nếu không sớm điều trị.
Dấu hiệu hăm da ở người lớn
1. Các vị trí dễ bị hăm da
- Nách: Nách thường tiết nhiều mồ hôi, đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc trời nóng. Tại đây còn có nhiều vi khuẩn bụi bẩn và hiển nhiên da bị hăm ngay.
- Đầu cổ: Mặt và da đầu tiết một lượng lớn dầu mỗi ngày. Nếu thường xuyên đội nón kín đi dưới trời nóng sẽ tạo điều kiện cho bệnh.
- Bẹn háng: Vùng này khó vệ sinh, đặc biệt là đối với các mẹ bầu ở nửa sau thai kỳ. Bụi bẩn tích tụ cùng mồ hôi thúc đẩy bệnh hăm da phát triển.
2. Dấu hiệu hăm da ở người lớn
- Da bị đau rát, ửng đỏ
- Da có màu hơi tối, đôi khi xuất hiện những nốt mụn nước nhẹ
- Ngứa ngáy ở vùng da đóng vảy, càng gãi càng đau rát, không đau nhức.
Hăm bẹn ở mẹ bầu có nguy hiểm không?
Tình trạng hăm da nói chung và hăm háng nói riêng khi mang thai không ảnh hưởng tới sức khoẻ thai nhi. Tuy vậy, bệnh lý này rất bất tiện và khiến mẹ khó chịu, mất ngủ, khó ngủ.
Bệnh còn có thể lây sang các khu vực khác trên cơ thể. Nếu mẹ ngủ không ngon ăn không yên thì sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Việc quan hệ vợ chồng cũng bị gián đoạn.
Hăm bẹn ở mẹ bầu thì phải làm sao?
Cảm giác hăm da ở người lớn rất khó chịu. Mẹ bầu cần kiên trì thực hiện các cách làm giảm hăm da sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày với nước ấm và xà bông dịu nhẹ.
- Chọn quần áo rộng, thoải mái, chất liệu phải thoáng khí, mát và mềm mại.
- Thường xuyên uống nước, uống từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng cho phù hợp: canxi, vitamin A (có trong trứng, rau quả màu xanh đậm, gan…), vitamin D hay axit linoleic (trong cá biển, sữa, cá mòi…)…
- Mẹ cần hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, chất kích thích hay các loại đồ ngọt, nước ngọt, bánh kẹo…
- Có thể dùng kem dưỡng da do bác sĩ chỉ định.
- Tuyệt đối không gãi, chà xát vì gây trầy xước thậm chí nhiễm trùng da.
Nguyên nhân hăm da và cách điều trị tương ứng
Cách chữa hăm da ở người lớn không khó và thường có tác dụng khá nhanh. Nếu sau 2-3 ngày mà không có kết quả thì mẹ cần gặp bác sĩ để chẩn đoán chi tiết. Lúc này sẽ cần kiểm tra nguyên nhân gây hăm da để có hướng điều trị phù hợp.
1. Hăm da do nhiễm nấm-Hăm bẹn ở mẹ bầu
Nếu mẹ bị hăm da háng do nấm thì bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống nấm tại chỗ như là imidazole, ciclopirox hay nystatin… Liều uống từ 7-10 ngày. Sau thời gian này vẫn không thấy bệnh cải thiện thì cần thông báo với bác sĩ để có phác đồ thuốc uống kèm chính xác.
2. Hăm da do vi khuẩn
Khi mẹ bầu bị hăm da do vi khuẩn thì cần giữ vệ sinh sạch và dùng kháng khuẩn như là thuốc bacitracin hay là axit fusidic… Tương tự như thuốc uống, bạn cần thoa kem liên tục 2-3 lần mỗi ngày liên tục trong 7-10 ngày. Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ có nguy cơ bệnh biến chuyển thành chàm hay vảy nến thì cần thêm corticosteroid nhằm điều trị tại chỗ.
Thông thường, không có nhiều biến chứng khi bị hăm da ở người lớn. Các triệu chứng hăm da sẽ thuyên giảm sau một thời gian chữa trị. Hăm da là hiện tượng cấp tính nhất thời nên bạn cần lưu ý đây có thể là dấu hiệu bệnh chàm, vẩy nến hoặc là viêm da cơ địa. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, nếu bạn có nguy cơ cao mắc những bệnh này thì nên điều trị sớm để ngăn bệnh bùng phát.
Nhìn chung hăm da ở người lớn không phải bệnh nặng, nhiều biến chứng nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Chỉ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ thoáng mát và uống thuốc liều nhẹ thì thường bệnh sẽ tự khỏi.
Nguồn : bau.vn