Trẻ 1 tuổi trở lên uống sữa thế nào là đủ và đúng?

Sau 1 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí não. Đây cũng là lúc chế độ ăn dặm được mở rộng và sữa không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng. Vậy trẻ trên 1 tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Loại sữa nào phù hợp? Có nên dùng sữa công thức, hay chuyển sang sữa tươi?Dưới đây là những lời khuyên khoa học, giúp phụ huynh hiểu đúng và bổ sung sữa cho trẻ một cách hợp lý:

1. Cách dùng sữa cho trẻ từ 12- 24 tháng tuổi

Trẻ ở độ tuổi này, cần bổ sung sữa và chọn các chế phẩm từ sữa để thay thế. Phụ huynh cần lưu ý:

Chọn loại sữa

– Đối với trẻ phát triển bình thường, nên bổ sung sữa bò nguyên kem hơn là sữa tách béo. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, nhất là các chuyên gia đến từ các hiệp hội tim mạch khuyên rằng: Việc quyết định cho trẻ uống sữa nguyên kem hay sữa tách béo thì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà quyết định. Điều này phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ và người chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như tình hình sức khỏe cụ thể của trẻ.

Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?- Ảnh 1.

Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa nguyên kem để bổ sung trong chế độ dinh dưỡng.

Các yếu tố về phía trẻ để cân nhắc trong việc này bao gồm: Tốc độ tăng trưởng của trẻ, khẩu vị, việc nạp các nguồn thức ăn khác ngoài sữa như thế nào và yếu tố nguy cơ béo phì, nguy cơ mắc bệnh tim trên từng trẻ.

– Sữa tách béo hay ít béo nên được dùng cho những trẻ mà trong chế độ ăn năng lượng được cung cấp bởi chất béo đã vượt quá 30% tổng năng lượng nạp vào.

Lượng sữa cần bổ sung mỗi ngày

Trẻ từ 12- 24 tháng tuổi nên tiêu thụ ít nhất là 2 cốc sữa (240 ml/cốc) mỗi ngày để cung cấp trung bình 300 mg canxi mỗi ngày.

Ngoài ra còn cần ăn thêm các chế phẩm giàu canxi để đạt được nhu cầu canxi mỗi ngày của trẻ là khoảng 700 mg/ngày. Nếu cho trẻ dùng quá nhiều sữa sẽ khiến trẻ biếng ăn, mất cân bằng dinh dưỡng thậm chí gây thiếu máu thiếu sắt.

2. Cách bổ sung sữa cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên

Sữa tách béo: Trẻ trên 2 tuổi nên dùng sữa tách béo hoặc ít béo (1% hoặc 2% chất béo). Lúc này có thể bổ sung đậu nành tăng cường vitamin D3 và canxi. Các chế phẩm tương đương từ sữa bò hay đậu nành (sữa chua, phômai…). Tuy nhiên việc chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa ít béo hay không béo – bản thân nó không có giá trị phòng ngừa tình trạng béo phì hay thừa cân nếu tổng năng lượng nạp vào mỗi ngày vượt quá nhu cầu chuyển hóa.

Trẻ em từ 2-8 tuổi nên tiêu thụ ít nhất 400-700 ml sữa hoặc các chế phẩm tương đương mỗi ngày. Ngoài ra cần ăn những thức ăn giàu canxi để đạt được nhu cầu canxi mỗi ngày. Theo đó, với trẻ 2-3 tuổi nhu cầu canxi là 700 mg/ngày. Trẻ 4-8 tuổi cần 1000 mg mỗi ngày. Trẻ em và thiếu niên từ 9-18 tuổi nên tiêu thụ ít nhất 3 cốc (tương đương 720 ml sữa và hoặc các chế phẩm tương đương từ sữa) mỗi ngày. Cần bổ sung các thức ăn thức ăn giàu canxi để đạt được nhu cầu mỗi ngày là 1300 mg.

Chế phẩm thay thế sữa: Các chế phẩm sữa đến từ động vật, hầu hết là bò hoặc dê. Các chế phẩm thay thế tương đương không từ sữa động vật mà đến từ nguồn thực vật thì không gọi là sữa. Các chế phẩm thay thế phổ biến nhất bao gồm đậu nành, gạo, dừa, hạnh nhân, nước quinoa, yến mạch, khoai tây và ngũ cốc hỗn hợp. Trong các loại này thì đậu nành có công thức gần với sữa bò nhất và thường được làm giàu thêm vitamin D và canxi.

Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?- Ảnh 3.

Trẻ trên 2 tuổi nên bổ sung sữa tách béo hoặc ít béo…

Các loại nước làm từ thực vật khác nhìn chung có hàm lượng protein, canxi, vitamin D và năng lượng thấp. Nếu chỉ sử dụng các sản phẩm này cũng có thể gây ra tình trạng thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và các acid béo khác được tìm thấy trong các chế phẩm từ sữa. Trẻ em nếu chỉ uống các chế phẩm mà không phải từ sữa bò hoặc đậu nành chưa làm giàu (chẳng hạn như sữa dê hoặc các loại nước hạt như gạo, hạnh nhân, dừa…) có thể cần phải bổ sung thêm vitamin D. Việc uống các chế phẩm không phải từ sữa có thể dẫn tới thiếu hụt vitamin D.

Nếu sử dụng các sản phẩm thay thế sữa bò cho trẻ em, thì các thực phẩm này cần phải được lựa chọn kỹ sao cho bù đắp được các thành phần dinh dưỡng thiếu hụt so với sữa bò. Việc sử dụng các chế phẩm thực vật cũng sẽ làm thiếu hụt protein và canxi. Nếu trẻ phải ăn kiêng vì lý do nào đó, hãy tham vấn với bác sĩ dinh dưỡng.

Sữa chuaNhiều chế phẩm sữa chua chỉ chứa 1/2 – 2/3 lượng canxi so với cùng thể tích sữa. Một số loại khác thì lại không đủ vitamin D.

Khi dùng sữa chua thay thế cho sữa bò, người chăm sóc trẻ nên xem kỹ hàm lượng dinh dưỡng trong loại sữa chua đó để đảm bảo rằng nó chứa đầy đủ canxi, vitamin D và các thành phần dinh dưỡng khác. Lưu ý không cho trẻ dùng sữa chua có quá nhiều đường.

Thành phần dinh dưỡng của sữa chua có thay đổi theo thời gian và rất nhiều các chế phẩm sữa chua khác nhau. Bao gồm các loại không béo, ít béo, giảm muối, giảm đường, làm giàu protein hoặc canxi… Hoặc có hỗn hợp nhiều thực phẩm trong sữa chua như trái cây, hạt, yến mạch… Phụ huynh cần lưu ý, những loại sữa chua có hương vị thường chứa gấp 2 hoặc 3 lần lượng đường so với sữa chua tự nhiên.

3. Những điều cần biết chế độ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trên 1 tuổi

– Chiều cao của người Việt Nam đứng trong top 5 thấp nhất thế giới. Điều này có sự ảnh hưởng của chế độ ăn không đủ canxi và vitamin D. Do vậy ngoài sữa, cần cho trẻ bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất này.

– Cần phân biệt bản chất thức ăn và cách thức cho ăn. Hầu hết bệnh tật sinh ra là do cách thức ăn uống sai lầm, dù là bất kỳ loại thức ăn nào. Sữa bò về bản chất chỉ là một loại thức ăn đơn thuần, không phải “thần dược” cũng không phải “tội đồ” (gây béo phì hay dậy thì sớm hoặc chậm phát triển trí não như quan điểm của một số người). Tuy nhiên, cách bổ sung sữa không đúng có thể dẫn tới bệnh tật. Bởi sữa là thức ăn dễ hấp thu, thơm ngon… nên đa số trẻ thích. Một số phụ huynh thần tượng sữa nên cho trẻ uống quá nhu cầu dẫn đến thừa cân, béo phì. Thậm chí dẫn đến thiếu máu, táo bón và các bệnh lý tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.

Bản thân sữa không gây dậy thì sớm nhưng nếu lạm dụng sữa uống quá nhiều khiến trẻ béo phì, trẻ dậy thì sớm. Tình trạng này cũng tương tự như cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, thực phẩm nhiều dầu mỡ dẫn đến dư thừa năng lượng mà không vận động dẫn đến tích mỡ.

– Cần phân biệt bản chất thức ăn và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm ô nhiễm, hàng giả, hàng nhái, dùng hóa chất, kháng sinh… Đây là hành vi con người tạo ra vì lợi nhuận mà bất chấp thủ đoạn. Do vậy muốn an toàn thì hãy là người tiêu dùng thông thái trong chọn lựa thực phẩm, kể cả sữa và sản phẩm từ sữa.

– Trẻ từ 12- 24 tháng nếu uống sữa tươi thì nên uống sữa tiệt trùng. Nếu có điều kiện, vẫn nên cho trẻ bổ sung sữa công thức. Bởi đây vẫn là một lựa chọn tốt vì sữa công thức giai đoạn này thường được bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất (như sắt, kẽm, DHA, ARA…) phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Trẻ trên 18-24 tháng có thể uống sữa thanh trùng. Sữa thanh trùng thì thơm ngon hơn nhưng khó bảo quản, dễ bị ô nhiễm.

Nguồn : bau.vn

  • Trẻ 1 tuổi trở lên uống sữa thế nào là đủ và đúng?

    Trẻ 1 tuổi trở lên uống sữa thế nào là đủ và đúng?

    Sau 1 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí não. Đây cũng là lúc chế độ ăn dặm được mở rộng và sữa không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng. Vậy trẻ trên 1 tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Loại sữa nào phù hợp? Có nên dùng sữa công thức, hay chuyển sang sữa tươi?Dưới đây là những lời khuyên khoa học, giúp phụ huynh hiểu đúng và bổ sung sữa cho trẻ một cách hợp lý:
  • Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    “Đốt 3 tuổi” là cách gọi dân gian chỉ giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, thường kéo dài từ khi con được khoảng 6 tháng tuổi cho đến mốc 3 tuổi. Đây là thời kỳ cơ thể và trí não trẻ phát triển vượt bậc, nhưng cũng là lúc sức đề kháng chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa nhạy cảm và tâm sinh lý có nhiều biến động. Chính vì vậy, không ít cha mẹ gặp phải tình huống con thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí khó chăm sóc hơn hẳn các giai đoạn khác.
  • Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia nhi khoa, một chế độ ăn khoa học – đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ ốm vặt. Trong số đó, có 7 loại thực phẩm được ví như “vàng dinh dưỡng” mà cha mẹ nên bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?