Muốn con biết nói nhanh, đây là 7 việc cần làm để bố mẹ dạy con hiệu quả

Một số cách tương tác và hướng dẫn sau của cha mẹ sẽ giúp trẻ biết nói nhanh hơn và chuẩn xác hơn.

Ở độ tuổi chập chững biết đi (từ 2-3 tuổi), vốn từ vựng của hầu hết trẻ đều tăng lên, từ một vài lên đến 200 từ. Giai đoạn này trở thành nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ, lời nói và quan trọng hơn là kỹ năng đọc/nghe hiểu của trẻ. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm ngay bây giờ để khuyến khích con nói nhiều hơn:

1. Nói lại lời của bạn một cách rõ ràng

Đừng ngại sử dụng vốn từ vựng đa dạng khi nói chuyện với trẻ – hãy kể tên nhiều bộ phận trên cơ thể khi cho trẻ tắm chẳng hạn. Chỉ cần nhớ nói thật rõ ràng và tránh sử dụng những câu dài, phức tạp. Nhấn mạnh các từ chính trong một câu, chẳng hạn như “chú chó” trong “Con nhìn đằng kia kìa, nó là một chú chó!”

Cách nói nhấn mạnh giúp trẻ học từ nhanh (Ảnh minh họa).

2. Đưa ra các lựa chọn cho con

Khi đưa một thứ gì đó cho con, đưa dưới dạng các lựa chọn. Ví dụ: bạn nói với con: “Con muốn tráng miệng bằng chuối hay táo?” hoặc “Con muốn mặc áo vàng hay áo xanh hôm nay?”… Điều này không chỉ giúp trẻ tiếp xúc với nhiều từ hơn và cho phép trẻ đưa ra câu trả lời mà còn rèn luyện trẻ tính độc lập cũng như hạn chế khả năng từ chối của trẻ (nhất là với những bé có xu hướng nói “không” với nhiều thứ).

3. Lặp đi lặp lại nhiều lần

Trong một bài viết trên trang KidsHealth có đoạn: “Vốn từ vựng của con bạn sẽ phát triển nhanh chóng, nhưng khả năng phát âm không theo kịp tốc độ. Do đó, hãy nhấn mạnh cách phát âm đúng trong câu trả lời của bạn”.

Đọc cùng một câu chuyện trước khi đi ngủ mỗi tối (vì con bạn không ngừng đòi hỏi!) cũng rất tốt cho sự phát triển khả năng nói của trẻ. Vì vậy, cha mẹ chớ vội cảm thấy mệt mỏi với việc này.

“Một cách để trẻ học từ mới là nghe đi nghe lại cùng một câu chuyện. Nó có thể nhàm chán với bạn, nhưng với con thì không “. Tiến sĩ nhi khoa Carmen Ramos-Bonoan, giám đốc quốc gia của Hiệp hội Nhi khoa cấp cứu Philippines (PAPA) nhấn mạnh.

4. Duy trì thói quen đọc sách trước khi đi ngủ

Tìm sách về đủ loại chủ đề, chủ điểm mà trong đó có những từ con bạn chưa từng gặp. Đối với độ tuổi này, đó là những cuốn sách có vần điệu, nhịp điệu hoặc nội dung lặp đi lặp lại mà con bạn có thể học thuộc lòng, những cuốn sách đơn giản và hài hước, sách về trẻ em và gia đình, sách có hình ảnh và tên của những thứ khác nhau.

5. Coi việc nói chuyện với con như một cuộc hội thoại thực thụ

Khi 3 tuổi, trẻ có thể kết hợp 3-6 từ để tạo thành câu. Chúng là những câu hoàn chỉnh tuy còn rất đơn giản, chẳng hạn “Mẹ đang ăn”. Cho dù cuộc trò chuyện đơn giản đến đâu, hãy sử dụng nó như một cơ hội để giải thích kỹ hơn những gì trẻ nói (“Đúng, gà trống tạo ra âm thanh đó! Chúng thích gáy khi thức dậy vào buổi sáng”).

Bạn cũng có thể hỏi con những câu hỏi bắt đầu bằng “cái gì,” “ai” và “ở đâu”. Giao tiếp qua lại xây dựng kỹ năng thuyết phục của trẻ, giúp con học cách thay phiên nhau khi trò chuyện.

6. Tắt các thiết bị di động và TV

Nếu muốn khuyến khích trẻ nói nhiều hơn, hãy chủ động nói chuyện với con và bỏ điện thoại sang một bên. Khi chúng ta để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trong xe hơi hoặc xe buýt, những cơ hội thực sự tốt để nói chuyện với con mình. Bạn có thể nói về những gì bạn đang thấy và ngày hôm nay của bạn. Việc tiếp xúc với ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ.

Bạn có thể nói về những gì bạn đang thấy và ngày hôm nay của bạn. Việc tiếp xúc với ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ (Ảnh minh họa).

7. Nói chuyện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh

Các phụ huynh dạy con song ngữ có thể sợ rằng tiếng mẹ đẻ sẽ cản trở trẻ học ngôn ngữ thứ hai. Ronald Ferguson, giám đốc Sáng kiến Khoảng cách Thành tựu và là giáo sư tại Đại học Harvard, cho biết: “Không phải như vậy”. Trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. “Bạn cần phải nói chuyện với trẻ thật nhiều, bất kể tiếng mẹ đẻ của bạn là gì bởi những mẫu cơ bản trong ngôn ngữ con người mà trẻ tiếp thu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thấm nhuần ngôn ngữ sau này”.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.
  • Gợi ý cho bé những hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo

    Gợi ý cho bé những hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo

    Chỉ cần cha mẹ định hướng đúng cách sự sáng tạo của trẻ là không giới hạn. Như một trang giấy trắng học cách nhận biết cuộc sống.