Tác dụng của trà xô thơm
Giảm các triệu chứng mãn kinh
Tác dụng nổi tiếng và phổ biến nhất của trà xô thơm chính là điều hòa tình trạng mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà thường xuyên sẽ làm cho các cơn bốc hỏa giảm rõ rệt. Ngoài ra, thức uống này cũng làm giảm các triệu chứng mãn kinh khác, bao gồm tâm trạng thay đổi thất thường, đi tiểu thường xuyên, khó ngủ, đổ mồ hôi đêm.
Tăng cường lưu thông máu
Hàm lượng sắt đáng kể trong trà xô thơm có thể giúp kích thích khả năng lưu thông máu vì sắt là thành phần chính trong các tế bào hồng cầu. Với các hồng cầu bổ sung, cơ thể có thể oxy hóa tế bào và các chi của cơ thể một cách hiệu quả để cải thiện chức năng hồi phục.
Trà xô thơm giảm cân
Mặc dù trà xô thơm có khả năng kích thích sự thèm ăn, nhưng trà được ngâm từ lá xô thơm cũng giúp giảm mức cholesterol có hại (LDL), qua đó giảm béo phì và tăng tốc độ trao đổi chất. Sự kết hợp phong phú của các chất chống oxy hóa cũng giúp ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa hoặc hao mòn quá trình trao đổi chất, hạn chế nguy cơ lắng đọng chất béo.
Hỗ trợ bệnh tiểu đường
Trà được chế biến từ cây xô thơm có khả năng làm giảm mức đường huyết lúc đói trong cơ thể, có thể giúp giảm căng thẳng cho tuyến tụy.
Yếu tố hữu ích trên đồng thời cũng giúp ngăn ngừa chỉ số đường huyết tăng vọt đột ngột hoặc giảm glucose và insulin, đây đều là các tình trạng mà bệnh nhân đái tháo đường cần cẩn thận. Đối với những người không mắc bệnh tiểu đường nhưng có nguy cơ mắc chứng rối loạn đường huyết, trà xô thơm có thể là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Thải độc cho cơ thể
Là một chất lợi tiểu, kích thích tự nhiên cho gan và thận, trà xô thơm có thể tăng tốc quá trình loại bỏ độc tố khỏi cơ thể thông qua việc bài tiết nước tiểu. Điều này sẽ làm giảm sự quá tải trên hệ thống bạch huyết cũng như thận và gan. Khi uống nóng, trà sẽ làm bạn đổ mồ hôi và giúp giải độc thông qua lỗ chân lông.
Tác dụng phụ không mong muốn khi uống quá nhiều trà từ lá xô thơm
Một số loại cây xô thơm có chứa các mức độ hóa chất khác nhau, bao gồm thujone, có thể dẫn đến tổn thương gan và thận, cũng như co giật nếu bạn uống quá nhiều. Mặc dù tác dụng phụ của thức uống này rất hiếm xảy ra nhưng điều quan trọng nhất là nên tìm hiểu được các biến chứng có thể xảy ra, chẳng hạn như:
-
Huyết áp: Do khả năng hạ huyết áp của cây xô thơm nên nếu bạn đã dùng thuốc điều trị huyết áp, nguy cơ huyết áp của bạn sẽ giảm xuống đến mức thấp có thể xảy ra. Điều này có thể dẫn đến chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, khó chịu trong người.
-
Động kinh: Hợp chất hóa học thujone có thể gây co giật khi uống trà xô thơm với số lượng lớn. Do đó, nếu bạn mắc phải chứng bệnh liên quan đến động kinh, trà xô thơm có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.
-
Mất cân bằng nội tiết tố: Việc tiêu thụ loại trà này có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố và có tác dụng giống như estrogen trên cơ thể, một số bệnh ung thư có thể trở nên nghiêm trọng hơn do dư thừa hormone estrogen. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm thức uống từ xô thơm vào chế độ ăn uống của bạn.
-
Ảnh hưởng đến đường huyết: Trà xô thơm thường được thưởng thức nhằm mục đích giảm lượng đường trong máu và điều chỉnh các triệu chứng ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, trà này có thể tương tác với các loại thuốc khác, dẫn đến sốc insulin.
-
Không phù hợp với bệnh thận, gan: Tránh sử dụng nếu bạn bị suy gan hoặc thận từ trước, vì trà có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tac-dung-nen-va-khong-nen-khi-uong-tra-xo-thom-a187588.html