Nếu bạn đang hỏi dạy trẻ tính kỷ luật như thế nào để hiệu quả. Câu trả lời sẽ có phần bất ngờ, đó là bạn phải biết “nhẫn tâm”, đúng lúc và đúng cách.
1. Đơn giản và cụ thể hoá những “luật lệ” của bạn
Tạo một lịch trình tương tự mỗi ngày là cách mà con bạn sẽ dần làm quen với những thói quen. Khi con biết mình phải làm gì thì sẽ ít bị trật bánh bởi các hoạt động khác. Vậy cần quy định hoá những gì? Ba mẹ có thể tham khảo:
– Ngủ đúng giờ quy định
– Tự thức dậy vào đúng giờ quy định
– Sau 4h chiều thì không ăn vặt
– Không được để đồ cá nhân ở phòng khách
– Không được sờ hay dùng đồ dùng của người khác khi chưa xin phép
– Giữ lời hứa của mình
– Chỉ được xem tivi không quá 2 tiếng/ngày
2. Xử lý thế nào khi trẻ không tuân theo luật lệ
Buổi sáng không dậy đúng giờ
Nếu vậy thì quá đơn giản, bạn không cần phải hò hét hay la mắng đâu. Nếu trẻ ngủ dậy muộn không kịp ăn sáng thì hãy để trẻ trải nghiệm cảm giác đói bụng, đây là trách nhiệm trẻ cần chịu về hành vi của mình. Trẻ cảm thấy đói bụng sẽ tự hiểu nguyên nhân vì sao. Và lúc này, bạn hãy trao quyền cho con lựa chọn giờ thức dậy vào hôm sau. Chắc chắn những cô cậu hay ngủ nướng sẽ biết cách rút kinh nghệm.
Trẻ cố tình dậy muộn sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình
Đánh rơi hoặc quên đồ
Đừng cầm hộ trẻ khi trẻ để quên đồ mà hãy để trẻ trải nghiệm về kết quả hiển nhiên của hành vi đó. Đây được gọi là phương pháp luật nhân – quả trong việc dạy trẻ tính kỷ luật. Chỉ khi trẻ tự mình trải qua, thấu hiểu cảm giác mất mát thì mới có ý thức tự quản lý đồ của bản thân.
Khi trẻ ăn vạ đòi mua đồ
Nếu bạn nói “không”, con sẽ khóc, bạn quát, con sẽ lăn lộn ăn vạ. Đây là diễn biến phổ biến mà nhiều mẹ đang gặp. Thay vì phải căng thẳng phải quát mắng, bạn đặt cho con một số tiền quy định có thể tiêu trong buổi mua sắm hôm nay. Nếu món đồ vượt quá số tiền thì sao? Đừng nhượng bộ mua cho con, hãy đặt điều kiện con phải tự kiếm tiền bằng cách làm việc nhà, tự thu dọn đồ chơi với định giá cụ thể mỗi ngày. Khi đã tích đủ tiền, chúng ta sẽ cùng quay lại mua. Lúc này trẻ sẽ không có thêm lý do để mè nheo bạn.
Khi trẻ mải chơi không chịu xuống ăn cơm
Đến giờ ăn, bạn chỉ gọi một lần, nếu trẻ xuống giữa bữa cơm thì cũng không cần hâm lại đồ ăn, nếu nhà đã ăn xong thì cứ thu dọn. Hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ : ” Nếu con muốn ăn nóng thì tự mình hâm lại đồ ăn nhé. Ăn xong tự thu dọn bát đĩa vì mẹ bận việc rồi”. Chắc chắn trẻ sẽ học được mội bài học đáng nhớ rồi.
Để con hiểu mình sẽ phải tự dọn “hậu trường” nếu xuống ăn cơm muộn
Vệ sinh cá nhân buổi sáng lề mề
Bạn đừng nghĩ rằng dạy con kỷ luật là sẽ không cần đến những lời khen, trường hợp này sẽ là một ví dụ. Bạn cần hiểu trẻ luôn thích vừa làm vừa chơi nên rất tốn thời gian chuẩn bị. Đừng thúc giục, việc bạn nên làm là lợi dụng tâm lý này của con. Mỗi buổi sáng, hãy đưa ra những phần thưởng như buổi tối đi chơi, đi mua sách hay đi ăn pizza nếu ai giành được phần thắng của cuộc thi “Ai mặc quần áo nhanh”. Đảm bảo trẻ sẽ chỉ đợi bạn cất tiếng ” Nào, đã đến thời gian lấy quần áo rồi đây, mẹ lấy trước nhé” là trẻ sẽ tác phong nhanh nhất.
Hãy tạo ra một cuộc thi vệ sinh cá nhân mỗi sáng với trẻ
Như vậy, có kỷ luật có khen ngợi mới chính xác là cách dạy trẻ tính kỷ luật hiệu quả nhất. Bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất, dần dần từng ngày thì bạn sẽ không phải lo con bị “trật bánh” khỏi những thói quen tốt.
Nguồn : bau.vn