Sau sinh liệu có ăn được các loại bún?
Bún là một món ăn truyền thống có từ xưa đến nay. Nó là loại thực phẩm dạng sợi mềm, tròn, trắng trơn và được làm từ nguyên liệu tinh bột gạo. Bún được khá nhiều người yêu thích, bởi những món nước lèo đi cùng với bún dùng để ăn vô cùng đặc biệt, có thể kết hợp được với nhiều thực phẩm khác nhau và mỗi vùng miền có nét đặc trưng riêng.
Bún là món ăn được khá nhiều người ưa chuộng. Có thể nói bún không hề gây hại hay ảnh hưởng đến tới sức khỏe, đặc biệt đối với các chị em phụ nữ sau khi sinh dậy. Tuy nhiên, đó là các bún truyền thống, được làm từ quy trình thủ công, sử dụng nguyên liệu tinh bột gạo.
Còn đối với bún hiện nay, vì muốn bún được tươi dai, trắng trơn hơn, và đặc biệt có thể để qua đêm hoặc 2,3 ngày vẫn không thiêu nên họ đã sử dụng những chất phụ gia độc hại. Chất phụ gia được tìm thấy trong bún nhiều nhất đó là hàn the, huỳnh quang tinopal, formon, chất tẩy trắng, chất tẩy chua. Những chất này không chỉ gây độc hại đến sức khỏe mẹ và bé và còn tác động đến sức khỏe của những người thường xuyên ăn bún.
Vậy sau sinh tầm bao lâu thì ăn được bún?
Đối với việc ăn bún sau khi sinh cũng vậy, bún được làm từ quá trình lên men của gạo vì vậy khi ăn nhiều sẽ rất dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Mà nếu mới sinh dậy hệ tiêu hóa của các chị em rất yếu nên không thể nào dung nạp được thực phẩm này, vì vậy các bà mẹ nên kiêng cữ trong thời gian tháng đầu tiên.
Sau khi sinh 2 tháng thì các bà mẹ có thể ăn bún được, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và ăn thường xuyên sẽ không tốt đến sức khỏe. Nhưng chúng tôi khuyến cáo rằng, tốt nhất bạn không nên ăn bún sau khi sinh dậy, dù không có những chất phụ gia trên thì việc ăn bún thường xuyên còn gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Những thực phẩm sau sinh nên ăn
- Thức ăn nhiều sắt: Nhu cầu sắt sau khi sinh hết sức cần thiết, bởi khi sinh các chị em mất lượng máu khá lớn, vì vậy cần bổ sung sắt để giúp các tế bào hồng cầu sản sinh máu đầy đủ cho cơ thể. Sắt có trong một số thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu hà lan, cải xanh, rau quả màu đỏ… nên bổ sung trong thực đơn hằng ngày
- Thức ăn nhiều ăn canxi: hu cầu calci của phụ nữ mang thai 6 tháng cuối và cho con bú 6 tháng đầu là 1000mg/ngày. Can-xi có nhiều trong thịt cá, trứng sữa, trong những thực vật họ lá xanh như cải xoăn, củ cải, mù tạt.
- Thực phẩm giàu vitamin: Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B1, B2, B6 cho cơ thể trong thời gian này, bởi sẽ tác động đến sự phát triển và giúp bé có sức đề kháng tốt. Nguồn thực phẩm giàu vitamin như: rau chân vịt, cà rốt, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, trái cây, cá, bí ngô, thịt, sữa.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/ba-bau-sau-sinh-bao-lau-thi-an-bun-duoc-a179701.html