Tức giận sau sinh: Làm sao để mẹ điều chỉnh cảm xúc của mình?

Tình trạng trầm cảm sau sinh khá nhiều chị em gặp phải. Trong đó, tức giận sau sinh là một trong những triệu chứng dễ thấy.

Trên thực tế có tới 22% các mẹ sau sinh bị rối loạn tâm trạng sau sinh thậm chí bị nặng hơn khi con quấy khóc nhiều. Tình trạng trầm cảm sau sinh không chỉ có biểu hiện người mẹ luôn cảm thấy lo lắng mà còn có biểu hiện tức giận, nổi nóng.

Tức giận sau sinh là gì?

Tức giận sau sinh là một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh. Tình trạng này có thể kéo dài vài tháng, thậm chí là vài năm nếu không được điều trị. Những cảm xúc tiêu cực khi tức giận rất khó có thể kiểm soát được. Nên những bà mẹ trải qua đôi khi cũng không hiểu được tại sao lại có thể cảm thấy tức giận như vậy.

tuc gian sau sinh

Các triệu chứng tức giận sau sinh

Ở mỗi người lại có những triệu chứng khác nhau và tuỳ thuộc vào tình trạng hiện tại. Các triệu chứng thịnh nộ sau sinh có thể bao gồm: Mẹ cảm thấy khó kiểm soát cơn tức giận, thường xuyên la hét hoặc nói nặng lời. Mẹ có những biểu hiện về thể chất như đánh hoặc nứm đồ vật… Bên cạnh đó, mẹ sau sinh có những suy nghĩ hoặc thúc giục thực hiện hành vi bạo lực…

tuc gian sau sinh

Những bà mẹ trải qua cơn thịnh nộ sau sinh có thể khơi gợi từ những điều nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như việc đứa trẻ đang ngủ và đột nhiên quấy khoc vào ban đêm. Điều này cũng có thể khiến người mẹ cảm thấy bực tức.

Ngoài ra ví dụ như việc người chồng đi làm về muộn, nhà cửa bừa bộn cũng có thể khiến các mẹ cảm thấy không thể kiềm chế cảm xúc của bản thân.

Điều khủng khiếp là, có những cảm xúc này kéo theo những suy nghĩ rối loạn như làm tổn thương em bé hoặc những người xung quanh để trút giận lên.

Nguyên nhân khiến các mẹ cảm thấy tức giận 

Có một số nguyên nhân khiến mẹ gặp phải tình trạng tức giận sau sinh, phải kể tới đó là:

-Khó khăn kinh tế

-Xung đột với chồng

-Cảm giác bị mắc kẹt trong những tình huống không mong muốn

Vậy làm sao để thoát khỏi cơn thịnh nộ sau sinh? Các mẹ cần có sự hỗ trợ từ người khác, thậm chí cần trị liệu, điều trị tâm lý. Đặc biệt là bên cạnh cần có sự quan tâm, chăm sóc của người chồng bên cạnh.

Nguồn : Sức Khỏe Cộng Đồng