Những nguyên tắc an toàn cho trẻ mà bố mẹ cần biết

Cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc an toàn cho trẻ để dạy con biết tự bảo vệ bản thân, tránh khỏi một số tình huống nguy hiểm.

Dưới đây là 5 nguyên tắc an toàn cho trẻ cả ở nhà, trường học và nơi công cộng.

Nhớ tên và thông tin liên lạc

Đây là nguyên tắc hàng đầu liên quan tới sự an toàn của trẻ. Bố mẹ cần lưu ý dạy cho con tên và số điện thoại của bố mẹ để trong trường hợp khẩn cấp, trẻ có thể nhờ người khác gọi điện thoại báo cho bố mẹ. Ngoài ra nếu con có khả năng ghi nhớ, hãy dạy bé cả địa chỉ nhà, nghề nghiệp và nơi làm việc của bố mẹ. Hãy nhắc lại những điều này mỗi ngày để con có thể ghi nhớ, đồng thời dạy con trong trường hợp nào thì phải dùng đến nó và tìm cách tìm kiếm sự giúp đỡ ra sao.

Dạy con biết giữ khoảng cách và nói “không” với người lạ

Con trẻ ngay từ nhỏ nên biết rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào không bao giờ được đi theo người lạ mà chỉ nên đi theo những người mà bố mẹ tin tưởng như ông bà, cô chú… Hãy dạy con rằng nếu có ai đó nói “Bố mẹ cháu nhờ cô đưa cháu đến chỗ mẹ ngay lập tức”,“Đi theo cô/chú. Cô/chú sẽ dẫn cháu đến chỗ bố mẹ”, hay một câu đại loại là muốn đưa con đi nơi khác thì con hãy hỏi ngay “Tên bố mẹ cháu là gì? Công tác ở đâu?” và tuyệt đối không được đi theo người lạ.
Đặc biệt, trong trường hợp người lạ bắt được con thì hãy ngay lập tức cắn, đá, cào, cấu và cố gắng thu hút sự chú ý của những người xung quanh bằng cách hét thật to: “Cháu không quen cô/chú này. Cô/chú đang muốn bắt cháu đi. Hãy cứu cháu”… để nhận được sự giúp đỡ của mọi người.

Những nguyên tắc an toàn cho trẻ khi ở nhà một mình

Trước hết bố mẹ cần cân nhắc xem trẻ đã thực sự ở nhà một mình được hay chưa. Sau đó hãy đưa ra một số nguyên tắc khi ở nhà một mình với trẻ:

  • Không tự ý nấu nướng hay sử dụng các vật dụng có thể gây nguy hiểm như: lò vi sóng, bếp ga, bếp điện…

nguyen tac an toan cho tre

 

  • Không trả lời điện thoại bàn hay mở cửa cho ai vào.
  • Không rủ bạn bè qua nhà.
  • Luôn đóng cửa sổ và cửa ra vào.
  • Không mở cửa cho bất cứ ai, trừ những người thân trong gia đình.
  • Không tự ý ra khỏi nhà
  • Gọi điện hoặc tìm cách liên lạc ngay với cha mẹ khi xảy ra bất kỳ sự việc hay sự cố nào.

Hạn chế tối đa những nguy cơ trẻ có thể té ngã tại nhà

Chiếm đến 44% trong các tai nạn hay xảy ra của trẻ và là nguyên nhân gây chấn thương phổ biến nhất, vì thế bố mẹ cần lưu ý

  • Đừng để đồ vật ở cầu thang
  • Bậc thang nên đủ sáng và được bảo trì kĩ càng.
  • Đảm bảo lan can luôn chắc chắn và khó leo trèo.
  • Nếu gia đình bạn sử dụng thảm, hãy thường xuyên kiểm tra chất lượng thảm. Vứt bỏ hoặc sửa những tấm thảm bị mòn hoặc hư hỏng.

Đảm bảo lan can luôn chắc chắn và khó leo trèo.

  • Đặt đệm chống trượt dưới thảm
  • Chèn thêm gối vào các góc và cạnh bàn cho bàn. Dù nó không giúp chống trượt nhưng sẽ làm giảm khả năng bé bị thương.

Nguyên tắc an toàn trên đường

Trẻ em rất dễ gặp vấn đề về an toàn nếu không có người lớn đi kèm. Hãy luôn chú ý tới con và dạy con cách những quy tắc an toàn:

  • Phải nhìn sang hai bên trước khi sang đường, chỉ được sang đường khi không có xe cộ đang đi tới gần và có người lớn đi cùng
  • Không chạy nhảy gần đường
  • Dạy con nhận biết biển báo và đèn giao thông
  • Luôn đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy

Nguồn : bau.vn

  • Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Nắm được các bệnh thường gặp mùa hè sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân.
  • Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mùa hè đến là thời điểm ghi nhận được số ca trẻ em đuối nước lớn nhất hàng năm. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần biết những biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ để tránh xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
  • Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mắc ADHD khó kiểm soát được cảm xúc và hành động cá nhân.
  • Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Dị vật đường thở (DVĐT) hay hít phải vật lạ vào đường thở, đối với trẻ em, đây là những bất trắc khó lường, bởi hạn chế từ ý thức và nhận thức của lứa tuổi. Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp không được xử lý kịp thời, đã để lại hậu quả tổn thương não vĩnh viễn và có thể dẫn đến tử vong.
  • Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Mùa hè với thời tiết hanh khô, oi bức, bé thường gặp các bệnh lý ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa gây khó chịu. Dưới đây là 9 loại lá tắm cực hiệu quả cho trẻ nhỏ mà các mẹ nên biết.
  • Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Chảy máu ở mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, sơ cứu ban đầu là điều rất quan trọng có thể giúp cầm máu và tránh những những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ