Theo ước tính có tới 20% thai phụ bị thiếu máu thai kỳ. Điều này chứng tỏ đây là tình trạng khá phổ biến. Chính vì thế Bau.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi. Từ đó, các mẹ có biện pháp cải thiện sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Các dạng thiếu máu thai kỳ
1. Bà bầu thiếu máu do sắt
Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu. Sắt là một khoáng chất có trong các tế bào hồng cầu. Có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến bộ phận còn lại của cơ thể, cũng như giúp cơ bắp lưu trữ, sử dụng oxy. Khi cơ thể không có đủ chất sắt cần thiết, bạn sẽ thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút.
2. Thiếu máu thai kỳ do folate
Folate hay còn gọi là axit folic, là một loại vitamin B tan trong nước, có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi khi mang thai.
Ngoài ra, axit folic còn tạo ra các hồng cầu mới và DNA, phục vụ cho quá trình phát triển của thai nhi. Chế độ dinh dưỡng thiếu axit folic có thêt khiến số lượng hồng cầu sụt giảm.
3. Thiếu máu thai kỳ do thiết vitamin B12
Vitamin B12 là yếu tố cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Những tế bào sẽ mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể.
Nếu số lượng tế bào hồng cầu bị thiếu hụt, các mô và cơ quan của bạn không thể nhận đủ oxy để phục vụ cho hoạt động thường ngày cũng như hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.
Thiếu máu thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Vai trò của hemoglobin là mang oxy theo dòng máu đi đến cung cấp cho các chuyển hóa tạo năng lượng tại từng tế bào, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não, tim.
Ở người bình thường, tình trạng thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, kém tập trung… Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh về tim mạch… Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, thiếu máu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, mà còn có ảnh hưởng đến thai nhi rất lớn.
1. Đối với sản phụ
Thiếu máu dễ dẫn đến sảy thai trong tam cá nguyệt đầu hay thai lưu hoặc vỡ ối sớm, nhau bong non, sinh non trong tam cá nguyệt cuối. Đồng thời, giai đoạn thai kì cũng phải đối diện với nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật – sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm; giai đoạn chuyển dạ dễ bị chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản.
Thiếu máu thai kỳ sẽ khiến cơ thể người mẹ bị suy kiệt bởi không đủ lượng máu để nuôi thai nhi. Ngoài ra, gây các về đầu đau đầu, chóng mặt, tiền đình…
2. Đối với thai nhi
Tình trạng suy dinh dưỡng bào thai thường gặp khi mẹ bị thiếu máu thai kỳ. Trẻ sinh ra hay bị nhẹ cân, sinh non tháng, vàng da sau sinh, thời gian điều trị dưỡng nhi kéo dài.
Bên cạnh đó, con của những bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn trẻ khác về sau này. Mặt khác, nếu chế độ ăn uống còn thiếu acid folic kèm theo có thể gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi như tật vô sọ, cột sống chẻ đôi; thiếu i-ốt làm con sinh ra bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần – trí tuệ…
Chính vì vậy, việc duy trì hemoglobin trong giới hạn sinh lý là rất quan trọng ở dân số bình thường nói chung, các phụ nữ mang thai nói riêng. Đồng thời, thai kỳ có thiếu máu thiếu sắt sẽ được xem là một thai kỳ nguy cơ cao.
Nguồn : bau.vn