Nguyên nhân trẻ chậm nói và những dấu hiệu mà cha mẹ cần biết

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, và để biết được trẻ chậm nói do đâu. Hãy cùng Bau.vn đi tìm hiểu những dấu hiệu của trẻ bị chậm nói!

Trẻ bị chậm nói có khá nhiều nguyên nhân và dấu hiệu khác nhau. Trẻ chậm nói là khả năng nói của trẻ chậm hơn so với mốc phát triển bình thường. Có rất nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng chậm nói của con. Vậy đâu là nguyên nhân trẻ chậm nói? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Bau.vn để hiểu rõ hơn về thông tin này nhé!

Đâu là nguyên nhân trẻ chậm nói?

Ngôn ngữ là phương tiện giúp con người thể hiểu cảm xúc thông qua lời nói, với trẻ nhỏ cũng vậy. Trẻ chậm nói đơn thuần là khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và cử chỉ của trẻ bị hạn chế. Thông thường, trẻ từ 9 tháng trở đi đã có thể bắt đầu nói được vài tiếng đơn giản. Trẻ chậm nói đơn thuần các mặt vận động, thể chất và tinh thần hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, trẻ chậm nói vẫn có thể giao tiếp bằng mắt, vận động như những trẻ bình thường. Nói chung, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị chậm nói, điển hình phải kể đến như:

  • Do dị tật cơ quan phát âm, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
  • Do một số vấn đề về thính lực.
  • Trục trặc trong vòm miệng như dính thắng lưỡi hoặc hàm ếch.
  • Các bệnh về não như chấn thương sọ não, viêm não…

Ngoài ra, phải kể đến một số nguyên nhân khác như do môi trường sống của trẻ. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ đó chính là do cha mẹ cho trẻ tiếp xúc với quá nhiều các thiết bị công nghệ, điện tử hiện đại. Tại sao lại như vậy? Vì chúng làm giảm thời gian vận động, giảm tương tác xã hội và cơ hội phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hoặc do trẻ có vấn đề về mặt tâm lý, bởi, trong quá trình phát triển có thể trẻ đã gặp phải những cú sốc tâm lý lớn. Từ đó mà trẻ không còn muốn giao tiếp với mọi người xung quanh nữa.

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc phải chứng chậm nói

1. Trẻ 3 – 4 tháng tuổi

  • Trẻ không đáp ứng với những tiếng động.
  • Trẻ không phát ra âm thanh gừ gừ.

2. Trẻ 7 tháng tuổi

  • Trẻ không đáp ứng với tiếng động.

3. Trẻ 12 tháng tuổi

  • Trẻ không nói được bất kì từ nào.
  • Trẻ không thực hiện được các động tác đơn giản như vẫy chào.
  • Không có phản ứng khi được gọi tên.
  • Trẻ không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.

4. Trẻ 16 tháng tuổi

  • Không thể nói được bất kì từ nào.
  • Không biết tương tác với mọi thứ xung quanh.
  • Không biết diễn đạt ý.

5. Trẻ 18 tháng tuổi

  • Trẻ chưa thể nói được 6 từ ngữ bất kỳ.
  • Trẻ không thể hoặc không có ý muốn cố gắng giao tiếp bằng bất cứ cách nào.
  • Không biết chỉ vào thứ mình muốn.
  • Trẻ không nói được những từ đơn giản.

6. Trẻ 19 – 23 tháng tuổi

nguyen nhan tre cham noi

  • Vốn từ ngữ của trẻ tăng chậm.

7. Trẻ 24 tháng tuổi

  • Không thể tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói.
  • Không thể tự thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản.
  • Không biết bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác.
  • Trẻ không thể nối hai từ lại với nhau.

8. Trẻ 25 – 35 tháng tuổi

  • Không nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Không thể tự đặt các câu hỏi đơn giản.
  • Không ai có thể hiểu ý của trẻ.

9. Trẻ 3 tuổi

  • Không thể ghép các từ thành một câu ngắn.
  • Lời nói của trẻ phát ra rất không rõ ràng.
  • Nói lắp bắp.
  • Trẻ không đặt câu hỏi.
  • Không thích giao lưu với bạn bè.
  • Thích sự riêng biệt, tách ra khỏi cha mẹ.

Nguồn : bau.vn