Chỉ điểm những nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ nhỏ

Hăm tã là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Có rất nhiều nguyên nhân gây hăm tã, các mẹ nên biết để tránh xảy ra tình trạng này khiến con khó chịu

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do trong giai đoạn mang tã khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên hoặc do da bị cọ xát nhiều.

Các nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

1. Bé không được thay tã sau khi đi vệ sinh

Khi da bé có nhiều thời gian tiếp xúc với nước tiểu hoặc nước tiểu là cơ hội có các loại vi khuẩn có hại gây kích ứng da bé.

nguyen nhan gay ham ta

Vi khuẩn trong phân có khả năng gây hăm tã mạnh hơn vi khuẩn trong nước tiểu. Vì thế, bé bị tiêu chảy hoặc thường xuyên đi tiêu sẽ có nhiều nguy cơ bị hăm tã hơn.

2. Bị kích ứng với thành phần mới

Làn da nhạy cảm của bé có thể phản ứng với một loại khăn lau hoặc chất tẩy rửa mới dùng để giặt quần áo. Dầu xả làm mềm vải cũng có thể là yếu tố không phù hợp với da của bé, khiến nó bị ngứa, ửng đỏ hoặc hăm da.

Đặc biệt, khi đổi loại tã cho bé, làn da nhạy cảm của bé cũng có thể bị kích ứng gây ngứa, rát, khó chịu cho bé.

3. Nguyên nhân gây hăm tã- Nhiễm khuẩn hoặc nấm

Vùng được tã bao bọc gồm bộ phận sinh dục, mông, đùi luôn ẩm ướt hơn những vùng da khác. Vì thế, đây là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn hoặc nấm mốc sinh sống và phát triển.

Chúng thường trú ngụ trong các nếp gấp của da rồi làm phát sinh các chấm đỏ li ti rải rác xung quanh vùng da đó.

4. Nguyên nhân gây hăm tã- Sử dụng 1 chiếc tã quá lâu

Tã là nơi chứa các vi khuẩn gây hại cho làn da của bé. Lượng vi khuẩn ở tã càng nhiều lên khi tã càng đầy. Vì thế, nếu bạn để bé phải mặc một chiếc tã quá lâu, da bé càng có nhiều thời gian tiếp xúc với vi khuẩn và xảy ra hiện tượng kích ứng.

Thông thường, thời gian thay tã lý tưởng cho bé là cứ 4 tiếng/lần. Tuy nhiên, với những bé thường xuyên đi tè, tã sẽ nhanh đầy hơn nên mẹ cần thay tã sớm hơn.

nguyen nhan gay ham ta

Bên cạnh đó, những bé vừa bước vào giai đoạn ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn, tần suất đi tiêu, đi tiểu của con có thể tăng lên làm rút ngắn thời gian sử dụng một chiếc tã. Mẹ cũng cần chú ý đến điểm này để canh lúc thay tã phù hợp cho bé.

Cách hạn chế trẻ bị hăm tã

Khi thay tã cho bé, bạn nên sử dụng một chiếc khăn ướt mềm lau vùng bẹn, mông cho bé. Sau đó, đợi đến khi khô mới mặc tã mới cho trẻ.

nguyen nhan gay ham ta

Trên mỗi chiếc tã đều có vạch báo tã đầy để mẹ căn cứ vào đó mà thay tã cho con. Tuy nhiên, tùy vào chế độ sinh hoạt của mẹ mà có thể linh hoạt thời gian thay tã cho bé. Trường hợp trẻ vừa mặc tã vào, chưa đi tè nhưng bé đã ị đùn một ít thì mẹ cũng nên thay tã ngay cho bé.

Ngoài ra, mẹ không nên mặc tã 24/24 cho bé, đặc biệt vào mùa hè nắng nóng càng dễ khiến bé bị hăm và khó chịu.

 

 

Nguồn : bau.vn