Mụn cơm là loại mụn mọc mà rất nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân, tuy rằng mụn cơm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó chịu hay đau đớn nhưng lại khiến người bệnh mất tự tin vì thiếu thẩm mỹ khi mọc ở trên vùng mặt, đặc biệt là ở quanh mắt.
Mụn cơm là gì?
Mụn cơm còn có tên gọi khác là mụn cóc. Mụn là dạng tăng cao của da tạo thành nốt sủi nhỏ lành tính trên da do virus HPV-papilloma gây ra. Không giống như các bệnh về mắt khác, mụn cơm có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể như tay, chân, hay cũng có thể quanh mặt, quanh mắt. Mụn có màu trắng hoặc hơi đục, sờ có cảm giác thô ráp và không đau.
Mụn cơm cũng có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch mụn bên trong. Đó cũng là lý do giải thích tại sao một người bị mụn cơm sẽ thấy mụn lây lan rất nhanh ra các khu vực lân cận trên cơ thể.
Trị mụn cơm trên mặt
Sử dụng dứa
Sử dụng dứa để trị mụn cơm là phương pháp đơn giản và vô cùng hiệu quả. Trong dứa có nhiều calo, carotene, chất xơ, vitamin B1, vitamin C… có khả năng giải quyết mụn cơm hiệu quả.
Hơn nữa, dứa có tác dụng làm giảm vi khuẩn, hạn chế nguy cơ hình thành mụn, kích thích tái tạo làn da mới.
Cách làm mặt nạ trị mụn cơm bằng dứa
Trước khi đắp, bạn cần rửa mặt sạch để các dưỡng chất thấm sâu trong da.
Sử dụng 1/2 trái dứa chín, ngọt và ép lấy nước.
Dùng bông tẩy trang thấm nước ép dứa và thoa vào vùng bị mụn cóc.
Để 5-10 phút, sau đó rửa sạch với nước.
2. Cách trị mụn cơm bằng vỏ chuối
Chuối xanh cũng được dân gian xưa sử dụng làm bài thuốc cực hiệu quả. Đây là loại trái cây rẻ tiền, quen thuộc. Bạn có thể áp dụng vừa trị sạch mụn vừa khỏi lo chi phí điều trị.
Cách làm
Dùng 1 quả chuối tiêu xanh, tách lấy vỏ.
Lấy vỏ chuối xanh, cắt thành từng mảnh nhỏ rồi lần lượt chà xát vào nốt mụn. Nhớ vệ sinh nốt mụn trước khi thực hiện. Nên chà trong vòng 5 phút để các chất trong vỏ chuối được len lỏi vào lõi mụn.
Lưu ý: chà từng mảnh chuối cho đến khi vỏ chuối bị bào mòn thì thay đổi bằng mảnh khác. Thực hiện trong vòng 2- 3 tuần để điều trị mụn đạt hiệu quả cao.
Trị mụn cơm ở chân, tay
1. Sử dụng tỏi
Tỏi tươi được nghiên cứu có khả năng kháng viêm, diệt virus rất hiệu quả. Ngoài ra còn ngăn chặn các mầm bệnh do virus gây ra không bị lây lan và phát tán. Tỏi tươi có công dụng trị mụn cơm vừa nhanh lại rất đơn giản.
Cách làm
Sử dụng 2-3 tép tỏi tươi, giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn cóc.
Thực hiện cách chữa mụn cóc này kiên trì 1 tuần sẽ giảm rõ rệt.
Lưu ý: Bạn không nên đắp quá lâu trên da sẽ khiến tình trạng bỏng, rát da. Mỗi lần chỉ nên đắp 3-4 phút.
2. Sử dụng giấm táo trị mụn cơm
Thành phần có trong giấm táo là 4-8% axit axetic và một số lại axit khác như axit malic và axit lactic. Đây đều là những loại axit yếu rất tốt cho sức khỏe. Và đặc biệt đối những thành phần này giúp trị mụn cóc rất hiệu quả.
Cách làm
Lấy giấm táo thấm vào bông tẩy trang, sau đó chấm lên vết mụn để đến khi khô thì rửa mặt lại với nước sạch.
Ban đầu bạn sẽ thấy khá xót, nhưng nó sẽ ăn mòn và làm mềm dần mụn cóc đó. Hãy kiên trì thoa khoảng 3 lần/ngày để thấy hiệu quả nhé!
Trị mụn cơm ở trẻ
Tỷ lệ mắc mụn cơm ở trẻ cao hơn so với người lớn. Thông thường, độ tuổi dễ mắc mụn cơm ở trẻ thường từ 12 đến 16 tuổi. Nhiều nghiên cứu cho rằng, có khoảng 10-20% trẻ bị mắc ít nhất 1 lần mụn cơm trong đời và tỷ lệ bé gái cao hơn.
Tuy không dễ lây lan, nhưng trẻ thường cạy vào những nốt mụn khiến mụn vỡ ra, làm virus lây lan đến các vùng khác. Chính vì thế, cha mẹ không nên chủ quan khi con bị mụn cơm.
1. Điều trị mụn cơm ở trẻ bằng nhựa đu đủ
Đu đủ xanh chứa 4% nhựa latex màu trắng đục và các proteaza. Trong đó, mủ đu đủ còn có các chất chứa men papain, chất mỡ, axit malic, men phân hủy, chất béo, lexin, tyronin. Cách trị mụn cơm bằng mủ đu đủ đã được tương truyền trong dân gian từ lâu.
Cách làm
Rửa sạch đu đủ, dùng dao cưa nhẹ vào thân đủ đủ châm thành những vết nhỏ cho đu đủ chảy mủ ra.
Cho mủ đu đủ vào chén nhỏ và thêm một ít nước sạch.
Bôi hỗn hợp vào vết mụn cơm rồi để khô tự nhiên trong vòng 1-2 tiếng. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Thực hiện liên tục mỗi ngày 2 lần sáng và tối.
2. Sử dụng lá tía tô
Cây tía tô là một loại thảo dược điều trị được nhiều căn bệnh. Sở dĩ sở hữu nhiều công dụng trị bệnh là bởi tía tô chứa nhiều khoáng chất rất quan trọng như: C, Ca, A, Fe cùng các vitamin. Đặc biệt trong lá tía tô có chứa hàm lượng lớn chất Perila Aldehyde cùng Limonene. Chúng sẽ gây ức chế những tác động của vi khuẩn, vi rút HPV gây mụn cóc ở da.
Cách làm
Lá tía tô rửa sạch, sau đó cho vào cối để giã nát, hoặc dùng máy xay nhỏ.
Dùng lá tía tô giã nát để đắp lên vùng da bị mụn cóc rồi dùng băng hoặc vải để cố định lại. Hoặc lọc tách lấy nước rồi dùng tăm bông để chấm lên nốt mụn cóc.
Áp dụng cách trị mụn cơm bằng lá tía tô này qua đêm, sáng sớm làm sạch da. Kiên trì thực hiện trong vòng 1-2 tuần đảm bảo mụn cóc sẽ biến mất không dấu vết.
Chúc bạn lấy lại được là da sáng mịn nhờ những mẹo trị mụn cơm đơn giản và hiệu quả trên nhé!
Nguồn : bau.vn