Có nghiên cứu cho rằng đậu rồng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhiều protein… vì vậy đây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vì vậy để giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn đậu rồng (đỗ khế) được không, có tốt cho mẹ và thai nhi không. Thì câu trả lời chắc chắn là có. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn đậu rồng trong thực đơn của mình.
Thành phần dinh dưỡng có trong đậu rồng
Đậu rồng là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, cũng như tốt cho sức khỏe của mẹ. Thành phần dinh dưỡng có trong đậu rồng gồm:
- Protein
- Vitamin B12
- Folate
- Chất xơ
- Vitamin A
- Vitamin C
- Sắt
- Canxi
- Mangan
- Kẽm
- Photpho
- Kali
- Magie
Những lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn đậu rồng (đỗ khế)
Bà bầu ăn đậu rồng (đỗ khế) giúp ngăn ngừa lão hóa
Có thể thấy trong đậu rồng giàu vitamin C và A, E. Vì vậy khi mẹ bầu ăn loại thực phẩm này giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm như vết nhăn và những đường hằn trên làn da. Đồng thời duy trì độ săn chắc cho da, giúp làn da căng mịn và sáng bóng.
Ăn đỗ khế giúp tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C được biết đến có công dụng tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Vì vậy khi mẹ bầu thuường xuyên bổ sung trong thực đơn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tình trạng viêm nhiễm, duy trì sự bền chắc của mạch máu. Ngoài ra hàm lượng mangan còn giúp giảm sưng đau khi bị bong gân.
Bà bầu ăn đậu rồng (đỗ khế) giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi
Bởi vì trong đậu rồng giàu folate, vì vậy các mẹ bầu khi ăn loại thực phẩm này sẽ có công dụng ngăn ngừa bệnh dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bên cạnh đó, đậu rồng còn giàu chất sắt, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu và giảm nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân.
Bà bầu ăn đậu rồng tốt cho xương
Trong đậu rồng còn giàu canxi và phốt pho, vì vậy khi ăn sẽ giúp xương khỏe mạnh và tái tạo năng lượng cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược. Giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và tốt cho răng, móng.
Đậu rồng giúp cải thiện thị lực
Trong đậu rồng có chứa hàm lượng thiamine, vì vậy khi ăn sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Ngoài ra, thiamine còn giúp cải thiện cơ và các tín hiệu thần kinh kết nối giữa mắt và não.
Ăn đậu rồng giúp ngăn ngừa tiểu đường
Với sự kết hợp giữa vitamin D và canxi trong đậu rồng chuyển hóa glucose trong cơ thể, trực tiếp tác động tới tế bào tuyến tụy, từ đó kiểm soát việc tiết insulin cũng như lượng đường trong máu. Nhờ vào công dụng giúp cân bằng được đường huyết mà đậu rồng có khả năng ngăn ngừa sự chớm nở của bệnh tiểu đường.
Trong thai kỳ nhiều bà bầu gặp phải tình trạng táo bón do cơ thể bị nóng trong. Đậu rồng có hàm lượng chất xơ rất cao. Bổ sung đậu rồng vào thực đơn thai kỳ sẽ giúp cho hoạt động tiêu hóa tốt hơn. Giảm thiểu tình trạng bị táo bón.
Giúp phục hồi sức khỏe
Bởi vì trong đậu rồng có chứa hàm lượng protein rất cao. Vì vậy khi bà bầu ăn đậu rồng vừa giúp sức khỏe được phục hồi nhanh chóng, vừa giúp tăng cường khả năng trao đổi chất trong cơ thể.
Các cách chế biến đậu rồng:
Có thể chế biến đậu rồng thành nhiều món như đậu rồng luộc, đậu rồng xào thịt bò, xào thịt lợn, đậu rồng xào trứng, đậu rồng sốt ngọt, đậu rồng xào tỏi, gỏi đậu rồng với tôm, gỏi đậu rồng thịt bò, canh chua đậu rồng…
Lưu ý khi bà bầu ăn đậu rồng:
Các mẹ bầu khi chọn mua đậu rồng nên mua ở nơi rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn. Nên chọn đậu tươi, không có các đốm nâu, tái thẳng, có màu sáng. Trước khi chế biến cần rửa sạch, ngâm nước muối.
Bên cạnh đó các trường hợp bị dị ứng miễn dịch đối với cây họ đậu nên tránh ăn đỗ khế. Người bị thiếu men G6PD không nên ăn loại đậu này. Ngoài ra người có sỏi đường tiết niệu do oxalate nên tránh ăn vì loại rau ăn quả này có hàm lượng axit oxalic. Các mẹ bầu khi ăn cũng nên uống nhiều nước nhằm tránh phát triển sỏi bàng quang.
Hy vọng những thông tin trên giúp các bà bầu yên tâm khi ăn đỗ khế (đậu rồng). Các chị em nên kết hợp với các thực phẩm bổ dưỡng khác để tăng cường lợi ích với sức khỏe.
Nguồn : bau.vn