Băng huyết sau sinh muộn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý

Băng huyết sau sinh muộn là biến chứng hậu sản nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong cao ở phụ sản. Nhận biết sớm các dấu hiệu và nguyên nhân tại đây.

Hiện tượng băng huyết là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ sau sinh. Băng huyết thường xảy ra ngay sau khi sinh, nếu 24 giờ sau sinh vẫn xảy ra hiện tượng này, chính là hiện tượng băng huyết sau sinh muộn.

Nguyên nhân băng huyết sau sinh muộn

Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng băng huyết sau sinh muộn phải kể đến:

  • Do sản phụ bị rối loạn đông máu.
  • Do sản phụ bị sót nhau thai hoặc nhau thai cài răng lược.
  • Do bị chấn thương sinh dục.
  • Do thời gian chuyển dạ sau sinh kéo dài.
  • Do nhiễm trùng ối.
  • Đa thai, thai lớn hơn 4kg, dục sinh.
  • Do sản phụ mắc tiểu đường.
  • Do đờ tử cung.

Dấu hiệu của băng huyết sau sinh

Cần đặc lưu ý với những dấu hiệu sau để biết được tình trạng băng huyết sau sinh.

  • Sản phụ chảy máu âm đạo nhiều, thậm chí mất tới 0.5 lít đến 1 lít máu.
  • Máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm (đỏ bầm).
  • Máu loãng hoặc vón thành cục.
  • Tử cung bị tăng thể tích, đáy tử cung lên cao, tử cung to theo chiều ngang, máu ứ đọng lại trong buồng tử cung do tử cung mềm nhão.
  • Tụt huyết áp.
  • Vã mồ hôi.
  • Tim đập nhanh, chóng mặt.
  • Da mặt xanh và tái lại.

Những biến chứng của băng huyết sau sinh muộn

bang huyet sau sinh muon

Tình trạng băng huyết sẽ gây ra những biến chứng cho sản phụ, thậm chí là nguy hiểm tới tình mạng.

  • Dẫn đến vô sinh, trong trường hợp quá nặng sẽ phải cắt bỏ tử cung.
  • Viêm tắc tĩnh mạch.
  • Sản phụ bị thiếu máu.
  • Nhiễm trùng hậu sản.
  • Suy đa tạng, suy thận.
  • Hội chứng Sheehan gây hoại tử tuyến yên khiến cơ thể suy nhược, rụng tóc, mất sữa và vô kinh.
  • Trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra tử vong ở sản phụ do mất quá nhiều máu.

Cách xử lý băng huyết muộn sau sinh

bang huyet sau sinh muon

Thông thường, nếu đi thăm khám tại các bệnh viện, bác sĩ sẽ truyền máu để nạp lại lượng máu mà cơ thể sản phụ đã mất đi. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho sản phụ uống thuốc để cổ tử cung co lại, ngăn ngừa tình trạng mất máu quá nhiều.

Nếu trong trường hợp sản phụ bị sót bánh nhau trong cử cung, bác sĩ sẽ xổ nhau cho thai phụ. Trong trường hợp khác, có thể sản phụ sẽ phải cắt bỏ một phần tử cung.

Lưu ý, trong thời trang bị băng huyết, sản phụ chỉ được phép sử dụng băng vệ sinh thông thường, tuyệt đối không được sử dụng các băng vệ sinh dạng nhét. Làm vậy sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tử cung gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Hy vọng sau bài viết trên của Bau.vn sẽ giúp mẹ biết thêm thông tin về vấn đề băng huyết muộn sau sinh. Nếu gặp phải những dấu hiệu kể trên, sản phụ cần đi khám bác sĩ để được xử lý và điều trị kịp thời. Tránh được những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng.

Nguồn : bau.vn