Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ

Tập thể dục khi mang thai: Bí quyết cho thai kỳ khỏe mạnh và nhẹ nhàng

Tập thể dục không chỉ giúp phụ nữ giữ gìn vóc dáng mà còn mang lại một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ và thoải mái. Tuy nhiên, câu hỏi thường trực với nhiều mẹ bầu là: liệu việc vận động khi đang mang thai có an toàn hay không?

Theo các chuyên gia, việc tập luyện trong thời gian mang thai không chỉ an toàn mà còn rất được khuyến khích, miễn là thực hiện đúng cách và phù hợp với thể trạng từng người. Việc duy trì thói quen tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường sức mạnh, khả năng chịu đựng của cơ thể, hỗ trợ quá trình chuyển dạ và giảm nguy cơ gặp phải một số biến chứng.

Tập thể dục trong thai kỳ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe rõ rệt cho mẹ bầu. Đầu tiên, nó giúp giảm đau lưng – một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối mặt. Bên cạnh đó, vận động hợp lý còn hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi, sưng tấy, kiểm soát cân nặng hiệu quả, và đặc biệt là giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ cũng như giảm nguy cơ phải sinh mổ.

Không chỉ tốt cho thể chất, việc vận động cũng giúp nâng cao tinh thần, giảm lo âu và căng thẳng – những trạng thái tâm lý dễ gặp trong thời kỳ thai nghén. Việc duy trì tâm trạng tích cực không chỉ quan trọng với mẹ mà còn có tác động nhất định đến sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, tất cả các hình thức tập luyện cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và đồng ý của bác sĩ sản khoa. Tùy theo từng thể trạng, mẹ bầu có thể chọn lựa các bài tập phù hợp, khởi đầu từ cường độ thấp rồi dần dần tăng lên. Thời lượng tập lý tưởng được khuyến cáo là khoảng 20–30 phút mỗi ngày.

Tập gym: Vẫn phù hợp nếu biết “điều độ”

Việc tập gym với tốc độ vừa phải và lựa chọn mức tạ phù hợp có thể giúp tăng cường cơ bắp, giữ cho cơ thể săn chắc và khỏe mạnh. Không cần tập quá lâu, mỗi ngày dành ra hai buổi tập ngắn, mỗi buổi chỉ 5 phút cũng có thể mang lại hiệu quả tích cực, miễn là duy trì đều đặn.

Bơi lội: Môn thể thao cho mọi giai đoạn thai kỳ

Bơi lội là môn thể thao nhẹ nhàng, bơi lội rất phù hợp với phụ nữ mang thai. Khi ở dưới nước, trọng lượng cơ thể giảm bớt, giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần. Bơi lội còn giúp giảm tình trạng chuột rút, đau mắt cá chân, và hạn chế nguy cơ cho thai nhi. Đây là môn vận động có thể duy trì xuyên suốt các giai đoạn của thai kỳ.

Các bài tập giúp bà bầu giữ sức khỏe và tinh thần thoải mái- Ảnh 1.

Bơi lội giúp mẹ bầu giảm áp lực cơ thể và cải thiện tuần hoàn (Ảnh minh hoạ)

Yoga bầu: Giảm đau, thư giãn và chuẩn bị cho quá trình sinh nở

Yoga bầu được ưa chuộng trong khoảng một thập kỷ trở lại đây. Với đặc tính nhẹ nhàng, nhịp nhàng, yoga giúp tăng độ dẻo dai, bền sức và hỗ trợ tốt khi chuyển dạ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý tránh các tư thế nằm ngửa trong ba tháng đầu thai kỳ hoặc các tư thế thăng bằng dễ gây mất ổn định cơ thể.

Các bài tập giúp bà bầu giữ sức khỏe và tinh thần thoải mái- Ảnh 2.

Yoga trở thành môn tập luyện hài hòa và giúp cơ thể mẹ bầu dẻo dai, bền sức (Ảnh Thuỳ Linh)

 Đạp xe nhẹ nhàng giúp cải thiện trao đổi chất

Một hình thức vận động nhẹ nhàng khác là đạp xe. Một vòng xe quanh khu phố khoảng 30 phút có thể giúp giảm áp lực lên mắt cá chân, đầu gối và cải thiện tuần hoàn. Với những ai lo ngại về an toàn khi di chuyển ngoài trời, xe đạp tập trong nhà là lựa chọn an toàn hơn. Khi thai kỳ bước sang tam cá nguyệt thứ ba, nên giảm tốc độ và thời gian tập.

Đi bộ nhanh – bài tập đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

Đi bộ nhanh là lựa chọn đơn giản, dễ thực hiện nhất. Chỉ với 20–30 phút đi bộ mỗi ngày, mẹ bầu có thể cải thiện lưu thông máu, giữ cơ thể săn chắc và duy trì thể lực mà không cần đến các bài tập phức tạp.

Bài tập Kegel: Bí quyết giúp vùng chậu khỏe mạnh sau sinh

Kegel tập trung vào nhóm cơ sàn chậu, giúp hỗ trợ tử cung và bàng quang, cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện và phục hồi hậu sản nhanh hơn. Thực hiện đều đặn các bài tập Kegel cũng giúp giảm nguy cơ sa tử cung sau sinh.

Một số lưu ý quan trọng khi tập thể dục thai kỳ

Trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu có tiền sử dọa sảy thai, sinh non hoặc các bệnh lý mãn tính.

Luôn mặc trang phục thoáng mát, giày êm chân và uống đủ nước trước – trong – sau khi tập.

Không nên tập khi quá no, khi cơ thể mệt mỏi, chóng mặt hoặc cảm thấy thai nhi có biểu hiện bất thường.

Tập thể dục khi mang thai không chỉ giúp cải thiện thể chất, hỗ trợ sinh nở dễ dàng hơn mà còn là liều thuốc tinh thần quý giá. Việc vận động vừa sức, phù hợp với từng giai đoạn giúp mẹ bầu kiểm soát cảm xúc, giảm lo âu và tăng kết nối tích cực với thai nhi. Điều quan trọng nhất là lắng nghe cơ thể mình – nếu thấy mệt, hãy nghỉ ngơi; nếu thấy khỏe, hãy vận động chừng mực để cả mẹ và bé đều được hưởng lợi tối đa từ hoạt động thể chất.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.