Bí quyết nằm lòng giúp cha mẹ trị dứt điểm bệnh ăn vạ ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 1-6 đang trong giai đoạn khủng hoảng nên những cơn ăn vạ ở trẻ cũng xuất hiện với tần xuất nhiều hơn. Các con biết mình muốn gì nhưng lại không thể diễn đạt cho người lớn hiểu dẫn đến việc ăn vạ ở trẻ. Khi đó, bạn cần phải khéo léo để xử lý những tình huống này.

Nguyên nhân của việc ăn vạ ở trẻ nhỏ

Trong khoảng 1-6 tuổi, khóc lóc ăn vạ ở trẻ chính là cách để thể hiện cảm xúc tiêu cực như thất vọng, nóng giận…

Đôi khi không phải trẻ buồn nên khóc ăn vạ. Vì trong nhiều trường hợp trẻ muốn gây áp lực cho các mẹ khi không thỏa mãn nhu cầu nào đó. Chẳng hạn đòi mua kẹo, thích mua đồ chơi… nhưng không được đáp ứng.

Bất kể vấn đề gì khiến trẻ khóc, thì đối với chúng đều cực kỳ hệ trọng. Nhưng với người lớn lại nhỏ nhặt vặt vãnh và không có giá trị. Chính vì vậy, nếu bây giờ các mẹ tỏ ra hiểu và đồng cảm cùng trẻ. Thì chắc chắn sẽ giúp bé bình tĩnh và hết khóc.

Khi nhu cầu không được đáp ứng khóc ăn vạ ở trẻ là cách giảm sự hưng phấn, giảm đau, giảm sự hờn dỗi. Với trẻ thì đây có lẽ là cách duy nhất, hiệu quả nhất để giải tỏa cảm xúc trong người.

an va o tre nho

Nếu từ chối thấu hiểu cảm xúc của con có nghĩa là các mẹ đã bỏ qua cơ hội giải quyết sự việc. Bỏ qua cơ hội giúp trẻ tự xử lý và điều khiển cảm xúc của mình. (Ảnh minh họa)

Cách trị ăn vạ ở trẻ nhỏ

Không nhượng bộ với cơn ăn vạ ở trẻ

Nếu trẻ ăn vạ mà cha mẹ dỗ bằng cách chiều theo mong muốn, điều này dễ khiến con hiểu nhầm rằng để đạt được thứ gì đó chỉ việc ăn vạ thì bố mẹ sẽ đáp ứng yêu cầu của mình. Vì thế các bậc phụ huynh không được nhượng bộ với cơn ăn vạ của trẻ.

Nói chuyện khi con đã bình tĩnh

Khi trẻ đang giận giữ bạn không nên đưa ra lý do nào với trẻ. Đợi khi chúng đã bình tĩnh, làm chủ được cảm xúc của mình lúc đó bố mẹ mới dạy dỗ và chỉ ra lỗi sai của con.

Phân Tán Tư Tưởng

Đây là cách thường xuyên được các mẹ sử dụng để xử lý khi trẻ ăn vạ. Nếu chú ý các mẹ sẽ thấy, ví dụ như khi trẻ chạy ngã các mẹ lơ đi không quan tâm, trẻ sẽ đứng dậy. Nhưng nếu chạy ra với con, ngay lập tức trẻ sẽ bật khóc.

Khi trẻ đang khóc, nếu chúng ta có thể phân tán chúng khỏi sự chú ý nguyên nhân gây khóc. Chẳng hạn như đưa ra một món đồ chơi. Nói chuyện với chúng về một sự việc nào đó, chỉ trỏ đâu đó để gây sự chú ý đi chỗ khác. Đây cũng là một phương cách để trẻ không khóc nữa.

Đúng vậy, đây là cách hay nhưng không phải tốt nhất. Vì nếu làm như vậy thì vô tình các mẹ đã làm mất đi sợi dây kết nối giúp trẻ tự học cách kiềm chế cảm xúc của mình.

Chọn hình phạt tương ứng với từng lứa tuổi của trẻ

Tùy vào từng độ tuổi, cha mẹ nên có những hình thức phạt khác nhau như:

Trẻ từ 0 – 2 tuổi: Khi trẻ đánh, cắn người khác hoặc ném thức ăn thì cha mẹ nên phạt trẻ ngồi trên “chiếc ghế hư” trong vòng 1 đến 2 phút để trẻ bình tĩnh lại.

Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Ở độ tuổi này cha mẹ có thể làm biểu đồ ngoan – hư mỗi tuần và dán ở trong phòng hoặc trước cánh cửa tủ lạnh. Mỗi khi con ngoan sẽ được dán 1 sticker mặt cười, và mỗi khi hư thì trên biểu đồ sẽ có một sticker mặt mếu. Điều này giúp trẻ có thể tự nhìn lại bản thân và hành vi của mình để mà điều chỉnh. Và khi hết 1 tuần, nếu sticker mặt cười nhiều hơn thì trẻ sẽ được thưởng bằng 1 cái ôm, một viên kẹo…

Đôi lúc trong tình huống khẩn cấp thì chiếc ghế hư vẫn phát huy tác dụng. Và cha mẹ chỉ cần dựa trên số tuổi của bé tương ứng với số phút bị phạt.

Khi trẻ từ 6 tuổi trở lên: cha mẹ có thể phạt bằng hình thức tịch thu món đồ mà con thích hoặc không cho phép trẻ làm điều trẻ thích như: không được xem ti vi trong vòng 1 tuần…

Không đe dọa hay đánh đập trẻ

Cha mẹ đừng bao giờ đe dọa trẻ và cũng đừng bao giờ sử dụng hình phạt về thể xác như đánh, tát,… Dù “tra tấn” bằng lời nói hay bạo hành về thể xác thì cũng đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, thậm chí, nó còn có thể gây ra các vấn đề tâm lý trong tương lai.

Cha mẹ nên hiểu rằng việc đe dọa hay đánh đập trẻ chỉ có tác dụng trước mắt là ngăn chặn ngay lập tức hành vi của trẻ, nhưng về lâu dài, những hành động xấu này sẽ thấm nhuần vào trong tâm trí trẻ, khiến chúng không biết cách cư xử đúng đắn.

Luôn tôn trọng ý kiến của trẻ

Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng, cho dù trẻ có nhỏ như thế nào thì chúng vẫn là những cá thể riêng biệt với các nhu cầu, mong muốn và tính cách riêng của mình. Vì vậy, cha mẹ hãy để trẻ được tham gia vào các cuộc họp gia đình, và hãy lắng nghe ý kiến của trẻ. Từ đó, trẻ cũng sẽ học được cách lắng nghe và tôn trọng lời khuyên từ cha mẹ.

Cha mẹ luôn đúng nguyên tắc và giữ lời hứa với con

Khi cha mẹ hứa gì với con thì xin hãy thực hiện, bởi đó không chỉ là lời hứa, là niềm tin, mà nó còn dạy trẻ về cách giữ chữ tín, cách trọng danh dự của mình. Đồng thời, cha mẹ cũng phải tuân thủ đúng theo những nguyên tắc mà mình đã đưa ra. Khi làm sai, trẻ sẽ phải chịu phạt. Nếu ngoan ngoãn, trẻ sẽ được thưởng.

Làm thế nào để kiềm chế cơn ăn vạ ở trẻ

an va o tre nho

Cha mẹ thường hay tức giận và nổi cáu nếu không kiếm chế được thì việc đánh con rất dễ xảy ra. (Ảnh minh họa)

Một mình trong phòng

Khi cơn tăng xông đến thì thay vì tiếp tục đối mặt với con, các mẹ có thể vào phòng kín hít thở sâu. Một lúc sau các mẹ sẽ thấy khá hơn rất nhiều đấy, em thường áp dụng cách này và rất hiệu nghiệm.

Tự nhìn ra được lỗi lầm của bản thân

Chúng ta đánh con vì luôn cho rằng con là người có lỗi. Vậy thì thử đổi lại vai trò, tự nhận trách nhiệm về mình. Hãy cho rằng mình chưa thực sự hiểu con, mình mới là người làm con giận giữ khóc lóc, ăn vạ… các mẹ sẽ thấy điều thần kỳ xảy ra đó.

Lắng nghe và hiểu con

Ngay lúc đó các mẹ hãy cố gắng phân tích và thấu hiểu xem mong muốn của con là gì. Hãy tự hỏi tại sao con lại không nghe lời? Tại sao con lại ăn vạ? Luôn lắng nghe và thấu hiểu sẽ khiến cơn tức giận của các mẹ hạ xuống và không đánh con nữa.

 

Nguồn : bau.vn

  • Sôcôla và sức khỏe răng miệng trẻ: Ngọt miệng, hại răng?

    Sôcôla và sức khỏe răng miệng trẻ: Ngọt miệng, hại răng?

    Sôcôla là món khoái khẩu của nhiều trẻ em nhờ vị ngọt ngào, béo ngậy. Tuy nhiên, đằng sau những viên kẹo hấp dẫn là mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe răng miệng, đặc biệt là men răng và nướu – hai yếu tố quan trọng giúp bảo vệ hàm răng đang phát triển của trẻ.
  • Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo: Nhiều cha mẹ bỏ sót dưỡng chất quan trọng khi con dậy thì

    Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo: Nhiều cha mẹ bỏ sót dưỡng chất quan trọng khi con dậy thì

    Tuổi dậy thì là giai đoạn “vàng” để trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cơ thể trẻ có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao hơn bình thường. Nếu không được bổ sung đúng và đủ dưỡng chất, trẻ có thể đối mặt với nhiều vấn đề như chậm phát triển chiều cao, dễ mệt mỏi, nổi mụn, rối loạn nội tiết hoặc rối loạn kinh nguyệt.Dưới đây là 6 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý trong thực đơn hằng ngày của trẻ dậy thì:
  • Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều loại thực phẩm tiện lợi, bắt mắt lại đang âm thầm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 10 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ em ăn thường xuyên để tránh nguy cơ béo phì, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch và các bệnh mãn tính về lâu dài.
  • Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Bài viết dưới đây của Bau.vn là những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ ngay tại nhà hiệu quả dành. Bố mẹ hãy lưu ngay lại nhé!
  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.