Bí quyết phục hồi sức khỏe sau sinh dành cho mẹ bỉm sữa

Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu những tình trạng phổ biến và hướng dẫn của để giúp mẹ phục hồi sau sinh nhanh chóng nhất nhé!

Phục hồi sau sinh: Giảm đau

Giảm đau sau sinh mổ

phuc hoi sau sinh

Cơn đau do sinh mổ sẽ kéo dài khoảng từ 2-4 tuần. Khoảng 6 tiếng từ khi ra khỏi phòng mổ, mẹ thường sẽ chưa cảm thấy đau do vẫn còn tác dụng của thuốc tê. 12 tiếng sau sinh mổ mẹ đã có thể bắt đầu ăn uống nhưng dễ bị đầu hơi vì hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại. Để khắc phục tình trạng này, hãy cố gắng đứng dậy và đi quanh phòng một chút. 24 tiếng sau khi sinh, mẹ có thể:

  • Ăn đồ ăn nhẹ như súp, canh, cháo.
  • Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng để dần lấy lại cảm giác, tăng cường sự hoạt động của ruột và dạ dày, tránh hiện tượng dính ruột, tắc tĩnh mạch.
  • Nên cho con bú sớm để kích thích dạ con, sớm đẩy sản dịch ra khỏi cơ thể.
  • Đi lại quanh phòng để ngăn ngừa táo bón và máu đông.
  • Nhẹ nhàng massege chân để lưu thông máu tốt hơn.

Lưu ý: Nếu quá đau và không thể tự mình thực hiện, mẹ hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ, y tá hoặc người chăm sóc nhé.

Khi trở về nhà, mẹ nên:

  • Tránh vận động mạnh gây ảnh hưởng tới vết mổ.
  • Giữ vết mổ khô và chú ý vệ sinh để tránh nhiễm trùng.
  • Chườm lạnh giảm đau.

Giảm đau sau sinh thường

phuc hoi sau sinh

Cơn đau do sinh thường sẽ ngắn hơn so với sinh mổ, kéo dài khoảng 1 tuần. Sinh thường khiến mẹ bị đau khu vực âm đạo và tử cung do bị rách hoặc rạch trong khi sinh. Mẹ nên chuẩn bị đệm êm để ngồi, và sử dụng túi chườm nóng giảm đau.

Chế độ ăn uống hợp lý để phục hồi sau sinh

phuc hoi sau sinh

Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và phòng tránh các bệnh hậu sản, các mẹ nên kiêng những loại thực phẩm cay, thực phẩm lạnh, thực phẩm sống, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga và đồ uống có cồn,…

Thay vào đó, các mẹ nên ăn:

  • Các loại hạt: gạo, yến mạch, lúa mạch, hạnh nhân, hạt điều, óc chó, hạt họ đậu.
  • Rau xanh cung cấp chất xơ và vitamin
  • Trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất
  • Thịt: gia cầm, bò, gà, thịt nạc lợn
  • Cá hồi
  • Sản phẩm từ sữa

Đặc biệt, nếu mẹ nào có ý định giảm cân để lấy lại vóc dáng sau sinh thì hãy tạm hoãn ít nhất 1 tháng sau khi lâm bồn nhé bởi trong giai đoạn này, cơ thể mẹ cần một nguồn dinh dưỡng lớn để có thể phục hồi.

Uống nhiều nước

phuc hoi sau sinh

Giai đoạn sau sinh và cho con bú, mẹ cần bổ sung lượng nước nhiều gấp đôi so với người bình thường. Mẹ nên bổ sung khoảng 4 lít nước mỗi này để tránh bị sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khi thấy nước tiểu từ màu vàng nhạt chuyển thành nâu đậm, đó là dấu hiệu thông báo tình trạng tiếu nước của cơ thể. Bên cạnh đó, thiếu nước cũng khiến mẹ nhức đầu, kiệt sức và ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng.

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.