Bị rong kinh nên ăn gì và những thực phẩm nên tránh để điều hòa kinh nguyệt?

Hiện tượng rong kinh khá phổ biến, nên nhiều chị em thắc mắc rong kinh nên ăn gì để điều hòa kinh nguyệt, tránh tình trạng kéo dài.

Bài viết sau của Bau.vn sẽ giải đáp thắc mắc rong kinh nên ăn gì? Mặc dù bạn có thể kiểm soát lượng kinh nguyệt qua chế độ ăn uống nhưng vẫn không nên chủ quan mà cần đi khám nếu cuộc sống và sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chứng rong kinh nhé.

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị rong kinh

Rong kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt dẫn đến tình trạng ra máu nhiều và kéo dài. Phụ nữ mắc chứng rối loạn này thường sẽ gặp khó khăn, bất tiện trong các hoạt động, sinh hoạt, làm việc hàng ngày.

rong kinh nen an gi

Rong kinh là tình trạng khá phổ biến nhưng vẫn có những chị em không biết mình bị rong kinh. Sau đây sẽ là một số triệu chứng điển hình giúp bạn nhận biết, bao gồm:

  • Chảy máu kéo dài trên 7 ngày trong thời gian hành kinh, có thể mất trên 80 ml máu mỗi chu kỳ
  • Thay một hoặc nhiều băng vệ sinh, tampon sau mỗi giờ
  • Thường phải thức dậy thay băng vệ sinh vào ban đêm
  • Có các cục máu đông lớn
  • Bạn phải hạn chế nhiều hoạt động hàng ngày do lượng kinh nguyệt ra nhiều
  • Có các triệu chứng của thiếu máu như mệt mỏi, chóng mặt, khó thở.

Rong kinh nên ăn gì?

1. Thực phẩm giàu sắt

Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở những phụ nữ bị rong kinh. Thiếu sắt thường dẫn đến các triệu chứng như suy nhược và mệt mỏi. Do đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt để cải thiện sức khỏe, bao gồm thịt đỏ, hải sản, gan, trái cây sấy khô, các loại hạt đậu, rau bina, bông cải xanh, ngũ cốc…

rong kinh nen an gi

2. Rong kinh nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin C

Phụ nữ bị rong kinh nên bổ sung đồng thời sắt và vitamin C. Bởi vì việc bổ sung thêm vitamin C từ các nguồn như cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, bông cải xanh… sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt tốt hơn, bù lại những khoáng chất đã mất do chảy nhiều máu.

3. Thực phẩm giàu vitamin B6

Vitamin B6 có vai trò xây dựng các tế bào hồng cầu mới. Vì vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 như gan heo, thịt gia cầm, cá hồi, ngũ cốc, chuối, rau bina, nước ép cà chua… để bù đắp lượng máu thiếu hụt do rong kinh.

rong kinh nen an gi

4. Thực phẩm giàu Magie

Bổ sung magie không chỉ giúp giảm lượng máu kinh trong “ngày đèn đỏ” mà còn giúp chị em cải thiện tình trạng mất ngủ, ổn định nhịp tim và huyết áp. Có thể kể đến một số thực phẩm giàu magie bạn có thể ăn trong ngày hành kinh như cá thu, cá hồi, hạt vừng, hạt dưa hấu, yến mạch, bí đỏ, bí đao… để điều hòa kinh nguyệt.

5. Rong kinh nên ăn gì? Các loại trà thảo mộc

Một số loại trà như trà gừng, trà hoa cúc hay trà quế cũng được xem là bài thuốc dân gian có thể hỗ trợ làm giảm rong kinh, giảm đau bụng. Những loại trà này đều dễ pha nên bạn có thể tự làm tại nhà để thưởng thức hàng ngày. Ngoài ra, chị em cần chú ý uống nhiều nước lọc để vừa giữ nước cho cơ thể vừa đào thải độc tố hiệu quả. Đảm bảo lượng nước đưa vào cơ thể duy trì 1,5-2 lít/ngày nhé.

rong kinh nen an gi

Rong kinh không nên ăn gì?

Việc tiêu thụ một số thực phẩm, đồ uống có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rong kinh. Vì vậy, bạn cần tránh hấp thụ trong “ngày đèn đỏ”, bao gồm:

  • Tránh ăn món cay, chua, có hàm lượng muối cao và thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ
  • Tránh ăn thực phẩm nhiều đường, các món ăn vặt không lành mạnh
  • Tránh dung nạp caffeine và rượu bia

Khi nào rong kinh cần đi khám?

Thực chất, trong hầu hết trường hợp thì bạn nên đi khám nếu kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày. Bởi vì tình trạng rong kinh không chỉ khiến phụ nữ thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi, choáng váng… ảnh hưởng đến sức khỏe mà đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang… cần sớm được điều trị.

 

 

Nguồn : bau.vn