Bố mẹ cần làm gì nếu sổ tiêm chủng của con bị mất?

Sổ tiêm chủng là loại giấy được yêu cầu khi nhập học cho bé. Cuốn sổ này sẽ giúp bố mẹ theo dõi quá trình tiêm vaccine cho con.

Nếu cuốn sổ tiêm chủng này không may bị mất thì bố mẹ cần làm gì? Bé có cần phải tiêm lại vaccine một lần nữa hay không? Cùng bau.vn giải đáp những thắc mắc này nhé.

Tìm lại cuốn sổ tiêm chủng một lần nữaso tiem chung

Sổ tiêm vaccine của trẻ có thể sẽ bị thất lạc trong quá trình chuyển nhà. Để tìm lại sổ tiêm của con, bố mẹ hãy:

  • Thử hiên hệ với các trung tâm trông trẻ, trường mầm non, trường tiểu học hoặc bất cứ người nào có thể đã giữ một bản sao của sổ tiêm chủng để xem họ còn giữ nó không.
  • Quay lại văn phòng bác sĩ khoa nhi để xem có bỏ quên sổ ở đó khi đưa bé đến khám không.
  • Trong trường hợp bác sĩ nhi đã chuyển công tác hoặc về hưu, bố mẹ hãy liên lạc với đơn vị y tế địa phương mình đang sinh sống để tìm hiểu về chỗ lưu trữ các hồ sơ cũ. Theo nguyên tắc, các sĩ sẽ cần phải lưu trữ hồ sơ y tế trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Đến trạm y tế phường, xã nơi mình đang sinh sống để xem hồ sơ tiêm vaccine của con có được lưu trữ hay không.

Bố mẹ nên xử trí thế nào nếu không thể tìm lại được sổ tiêm chủng?so tiem chung

Trong trường hợp hoàn toàn không tìm thấy sổ tiêm của trẻ, bố mẹ hãy bắt đầu cho con tiêm phòng lại theo lịch tiêm chủng phù hợp với độ tuổi. Nếu không thể nhớ chính xác rằng liệu bé đã được tiêm phòng hay chưa thì bố mẹ hãy cho trẻ đi tiêm lại. Trên thực tế, một số vaccine MMR, thủy đậu, Hib, viêm gan B hoặc bại liệt kể cả có tiêm lại cũng hoàn toàn không gây hại cho trẻ em.

Làm kiểm tra vaccineso tiem chung

Đưa trẻ đi kiểm tra huyết thanh miễn dịch bằng xét nghiệm máu để biết trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa cũng là một giải pháp bố mẹ nên cân nhắc. Xét nghiệm máu có thể giúp xác định trẻ đã được tiêm các loại vaccine bệnh sởi, quai bị, rubella, viêm gan A, viêm gan loại B, bệnh bạch hầu và uốn ván hay chưa. Trong trường hợp, trẻ đã tiêm một số loại vaccine cũng cần làm các xét nghiệm này.

Cho dù có đi kiểm tra huyết thanh miễn dịch thì trẻ vẫn có thể tiêm lại các vaccine ngừa Hib, thủy đậu, bại liệt hoặc ho gà. Lưu ý, trẻ chỉ cần một liều vắc xin Hib sau 15 tháng đầu tiên và trẻ từ 5 tuổi trở lên sẽ không phải tiêm lại vắc xin này nữa. Vì thế nếu bé nhà bạn ở độ tuổi đi học và có kết quả dương tính cho tất cả các xét nghiệm trên thì sẽ không cần phải tiêm lại vắc xin MMR, viêm gan A, viêm gan B, IPV và cả Varivax. Khi đó, các bác sĩ nhi khoa sẽ cung cấp một tờ giấy xác nhận bé miễn dịch với các loại vaccine có kết quả dương tính từ xét nghiệm này và trẻ không cần phải đi tiêm lại.

Một bất lợi điển hình khi so sánh với tiêm chủng lại đó là bạn sẽ phải chịu toàn bộ chi phí xét nghiệm vì bảo hiểm sẽ không chi trả. Đồng thời, nếu như mức kháng thể của con bạn quá thấp thì trẻ vẫn sẽ phải được tiêm các mũi vaccine khác bên cạnh các xét nghiệm máu.

Nguồn : bau.vn