Bỏ túi ngay 5 bí quyết giúp bạn đọc vị người khác!

Đọc vị tâm lý của người khác là 1 trong những cách giúp bạn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra phán đoán chính xác trong mọi tình huống.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn đọc vị tâm lý người khác trong giao tiếp.

5 bí quyết giúp bạn đọc vị người khác trong giao tiếp

1. Tập quan sát mọi người

Tập quan sát mọi người xung quanh là một trong những cách giúp bạn đọc vị được họ. Hành động này có thể giúp bạn giải mã được những ngôn ngữ cơ thể của họ trong nhiều tình huống khác nhau. Nếu chưa quen, bạn có thể tập cách để ý và quan sát nhiều hơn đến những cử chỉ, hành vi, biểu cảm… của mọi người trong mọi tình huống. Bạn có thể dự đoán cảm nhận của họ trong từng hành động thông qua nét mặt, hành động… và một lần nữa kiểm tra lại phán đoán của mình.

2. Quan sát ngôn ngữ cơ thể

Một nghiên cứu về giao tiếp đã chỉ ra rằng, lời nói chỉ chiếm 7% trong khi giọng nói chiếm tới 30% và ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 55%. Chính vì vậy, ngôn ngữ cơ thể chính là thứ giúp chúng ta truyền đạt thông tin một cách đa dạng và sinh động. Phương pháp quan sát ngôn ngữ cơ thể của người đối diện còn làm gia tăng khả năng phán đoán chính xác sắc thái, cảm xúc của người nói. Vì vậy, bạn hãy quan sát cử chỉ, tư thế… của họ để cảm nhận được tâm trạng hiện tại của họ.

3. Chú ý trang phục của đối phương

Thông thường, chúng ta thường có những ấn tượng đầu tiên với những người gặp mật lần đầu. Đó có thể là một chi tiết nào đó trên trang phục hay cả bộ trang phục mà họ diện cả ngày hôm đó. Bạn hoàn toàn có thể dựa vào phong cách thời trang của người khác và phán đoán ra một phần tính cách trong con người họ. Bởi ít nhiều thì thời trang cũng sẽ nổi bật lên một phần tính cách, sở thích trong con người họ. Nếu họ là người dễ gần, họ có thể ăn mặc thoải mái hay người tỉ mỉ thường ưa chuộng các bộ trang phục đơn giản, thanh lịch.

4. Chú ý cách nói chuyện của người đối diện

Chú ý cách nói chuyện của người đối diện là một trong những bí quyết đọc vị hiệu quả và ít người để ý tới. Những gì bạn cần làm là hãy tập trung sự ý của mình vào giọng điệu, ngữ điệu nói chuyện của họ với bạn. Nếu họ chia sẻ câu chuyện của mình quá nhanh, quá nhỏ và khiến cho bạn khó nắm bắt được diễn biến câu chuyện thì rất có khả năng họ là người không thành thật với lời nói của mình hoặc là người có tính cách nội tâm. Ngược lại, nếu họ trò chuyện thoải mái với tốc độ bình thường, có nghĩa là họ đang rất thoải mái và chân thành.

5. Không nên né tránh những cuộc trò chuyện xã giao

doc vi nguoi khac

Bạn biết không, nếu như bạn thường xuyên né tránh những cuộc trò chuyện xã giao thì có lẽ sẽ không bao giờ bạn đọc vị được người khác. Chỉ khi bạn tiếp xúc với nhiều người, nhiều tình huống thì khả năng phản đoán của bạn mới được cải thiện. Mặc dù chúng có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái nhưng bù lại chúng cũng đem lại cho bạn những cơ hội để hiểu rõ hơn về những người xung quanh. Đây cũng là dịp khiến bạn nhận ra nhiều điều bất thường trong hành động hoặc cách ứng xử của họ.

Nguồn : bau.vn