Bỏ túi ngay 5 kinh nghiệm “cơ bản” khi đi phỏng vấn xin việc

Đừng hỏi vì sao mình trượt phỏng vấn nếu như quên những điều cơ bản sau, sau đây là một số kinh nghiệm quý báu dành cho bạn khi xin việc!

Một khi đã mắc phải những sai lầm cơ bản khi đi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ nhìn bạn theo một hướng khác. Cùng tìm hiểu ngay những kinh nghiệm phỏng vấn được đúc kết chuẩn xác nhất trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

5 kinh nghiệm quý báu dành cho bạn khi đi phỏng vấn

1. Thấu hiểu các hoạt động và lịch sử của công ty

Thông thường, các ứng viên tham gia buổi phỏng vấn chỉ nắm bắt được sơ qua tình hình cơ bản của công ty. Tuy nhiên, lại chẳng mấy ai quan tâm và thường bỏ qua bước tìm hiểu về lịch sử của công ty đó. Khi bạn nhận được lời mời phỏng vấn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên hiểu những khía cạnh của công ty, càng nhiều càng tốt. Những khía cạnh đó có thể bao gồm như lịch sử công ty, đội ngũ lãnh đạo và nhân sự, những thành công và thách thức mà công ty từng trải qua và đạt được. Tất cả điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng cảm nhận rằng bạn thật sự nghiêm túc với công việc này.

2. Đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa

Giả sử, khi đang phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn rằng: “Bạn có câu hỏi nào cần giải đáp không”. Trong trường hợp này, nếu như bạn nói không, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn chưa thực sự chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn lần này. Thay vào đó, để thể hiện rằng mình thật sự đã chuẩn bị tốt, bạn nên đặt ra một số câu hỏi thông minh. Ví dụ như bạn có thể hỏi họ rằng trách nhiệm, mục tiêu cũng như cách thức hoạt động của công ty ra sao hoặc những câu hỏi tương tự vậy. Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ có thời gian để suy nghĩ và hiểu thêm về bạn hơn.

3. Học cách “bứt phá”

Biết người bạn sẽ gặp và học cách “bứt phá” là điều cần thiết. Thông thường, sau khi nhận được lời mời phỏng vấn, bạn có thể tìm hiểu trước những người phỏng vấn bạn là ai. Chẳng hạn như chức danh hoặc tên của họ. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị mọi thứ một cách kỹ càng hơn mà còn để thiết lập thêm một điểm liên lạc chung giữa bạn và nhà tuyển dụng. Tạo ra cầu nói khi tham gia phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin hơn và tìm ra được những điểm “kết nối” với người phỏng vấn. Trong trường hợp không thể tìm được thông tin của người phỏng vấn, bạn có thể dự trù những phương án khác hay tìm kiếm các chủ đề liên quan đến công ty để “chữa cháy”.

4. Tắt chuông điện thoại khi phỏng vấn

Điều tối kỵ khi tham gia phỏng vấn là có tiếng chuông điện thoại reo lên. Chính vì vậy, dù có chỉ phỏng vấn một chút thì bạn cũng nên tắt chuông điện thoại để phòng xảy ra chuyện bất trắc. Nếu để chuông điện thoại reo lên lúc bạn đang phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể sẽ đánh giá bạn là người bất cẩn và thiếu tôn trọng họ. Tốt nhất, bạn có thể tắt hẳn điện thoại trong xuyên suốt buổi phỏng vấn hay để về chế độ máy bay hoặc tắt chuông. Trong trường hợp bạn quên không tắt, bạn có thể tắt ngay cuộc gọi đó và hãy tiếp tục hoàn thành cuộc phỏng vấn để đạt được thành công tốt nhất.

5. Trang phục phù hợp

kinh nghiem phong van

Tùy vào tính chất công việc mà bạn cần có những kiểu trang phục sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá cầu kỳ vào việc ăn mặc mà chỉ cần đảm bảo rằng quần áo của bạn đủ lịch sự, sạch sẽ và gọn gàng là có thể tới buổi phỏng vấn được rồi. Ngoài ra, người sắp xếp tuyển dụng đôi khi sẽ nhắc bạn trước về yêu cầu trang phục cho buổi phỏng vấn. Nếu không, bạn cũng có thể thắc mắc với họ về trang phục tham gia phỏng vấn mà không cần ngần ngại.

Nguồn : bau.vn