Hầu hết các bậc cha mẹ đều nghiện làn da của con mình bởi chúng có làn da mềm mại, ấm áp và luôn thơm mùi sữa. Đó cũng là làn da mơ ước của bao người lớn nên chúng ta hay nói “Ước được mịn như da em bé”. Nhưng thực chất, làn da sơ sinh của trẻ lại nhạy cảm và cần được chăm sóc cẩn thận. Dưới đây là bài viết mách mẹ những mẹo chăm sóc da cho bé không bị khô bởi mùa đông.
1. Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh mặt trời
Bạn cần hạn chế cho bé ra ngoài ánh nắng sau 8h sáng. Nếu sau thời gian này, hãy cố gắng che chắn cho chúng ngay cả khi mùa đông.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, bạn không nên dùng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thay vào đó bạn nên dùng các biện pháp chống nắng khác như cho con ở bóng râm càng nhiều càng tốt, đội mũ, mặc áo chống nắng. Hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4h chiều, đó là khi tia cực tím hoạt động mạnh nhất.
2. Chăm sóc da cho bé bằng cách kiểm tra độ ẩm
Không phải trẻ sơ sinh nào cũng cần bôi dưỡng ẩm. Làn da của trẻ sơ sinh xuất hiện các mảng da khô trong vài tuần đầu là ddiefu bình thường. Các mảng da này sẽ biến mất mà không cần dùng kem dưỡng.
Nhưng nếu em bé có làn da khô hoặc rất khô, bạn có thể dùng các sản phẩm dưỡng ẩm tự nhiên, không có hương liệu và màu nhân tạo, không thành phần kích ứng. Có thể sử dụng các loại dầu thực vật tự nhiên như dầu olive, dầu dừa, dầu hướng dương…
Đồng thời, mẹ cũng nên điều chỉnh nhiệt độ ở trong phòng không nên lạnh quá để tránh làn da bị hanh khô. Khi dùng kem dưỡng ẩm cần chú ý đến nơi sản xuất, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
3. Tránh các tác nhân gây viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là phản ứng dị ứng trên da do tiếp xúc với các vật hoặc các chất gây kích ứng. Biểu hiện bao gồm đỏ da, sưng tấy, da bị khô, nứt nẻ hoặc bong tróc. Sau đây là một số chất gây kích ứng và dị ứng phổ biến có thể gây viêm da tiếp xúc:
- Nước bọt, nước tiểu
- Kem dưỡng da, thành phần trong xà phòng, chất tẩy rửa
- Thuốc nhuộm, nước hoa, mỹ phẩm…
Để phòng tránh viêm da tiếp xúc bạn nên:
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và tránh các loại vải thô, vải len
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không có hương liệu, không chất tạo màu
- Tắm cho bé hàng ngày bằng nước ấm cùng muối loãng cho đến khi hết mẩn ngứa
4. Chăm sóc da cho bé bị rôm sảy
Trẻ hay bị nổi rôm sảy khi thời tiết quá nóng. Khi bị rôm, da thường nổi những nốt li ti xuất hiện gần các nếp gấp da hoặc khu vực quần áo cọ xát với da.
Rôm sảy xảy ra khi các tuyến mồ hôi tắc nghẽn cùng thời tiết nóng ẩm khiến các tuyến mồ hôi hoạt động quá sức, dẫn đến phát ban. Để điều trị cho bé, bạn nên giữ cho da trẻ khô thoáng, tránh sử dụng dụng các sản phẩm quá ẩm, bít tắc lỗ chân lông hoặc các sản phẩm chứa dầu. Tắm bằng các loại nước lá mát, mặc quần áo mỏng, dễ chịu và thấm mồ hôi.
Nếu trong tình trạng phát ban không cải thiện trong vòng 3 ngày, da trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sốt 38 độ C trở lên, hãy đưa trẻ đi đến gặp bác sĩ.
Nguồn : bau.vn