Alcohol (Cồn)
Cồn được xem là một dung môi “vạn năng” giúp hòa tan các thành phần hoạt chất và hạn chế sự kết tinh trong quá trình bào chế. Thành phần này giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất ở da, có tác dụng diệt khuẩn và đồng thời hoạt động như một chất bảo quản. Tuy nhiên khi sử dụng sản phẩm có cồn bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về nồng độ và loại cồn phù hợp với tính chất làn da của mình.
Theo bác sĩ da liễu Rhonda Klein của trung tâm Modern Dermatology :” SD Alcohol, Denatured Alcohol, hoặc Isopropyl Alcohol đều là những thuật ngữ bạn cần chú ý. Điểm chung của mỗi loại cồn trên là chúng đều làm khô da. Hơn nữa, cồn còn là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh chàm, bệnh rosacea (chứng đỏ mặt) và bệnh vẩy nến”
Fragrance (chất tạo mùi)
Các hóa chất đa dạng được sử dụng để tổng hợp ra fragrance phần lớn đều không được kiểm soát chặt chẽ độc tính dù là đơn chất hay hợp chất. Những thành phần không được liệt kê này có thể gây ra nhiều tác hại như kích ứng, đau nửa đầu và các triệu chứng hen.
Bác sĩ da liễu Rhonda Klein nói thêm: “Fragrance là chất gây kích ứng da phổ biến, đặc biệt là với làn da khô, cũng như làm bùng phát bệnh chàm da”.
Paraben
Paraben thường được biết đến như một chất kháng khuẩn và kháng nấm, được dùng làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và hạn chế sự phân hủy của các hoạt chất làm giảm hiệu quả của sản phẩm làm đẹp. Nói một cách đơn giản: Paraben là chất bảo quản và các thành phần tổng hợp được thêm vào sản phẩm nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của chúng. Vì thế, mặc dù có những nghiên cứu chỉ ra tác dụng phụ của một số loại paraben có liên quan đến sự phát triển của bệnh ung thư nhưng thị trường vẫn không hề thiếu các sản phẩm chứa thành phần này.
Theo chuyên gia da liễu Adarsh Vijay Mudgil, người sáng lập trung tâm Mudgil Dermatology, chúng có thể gây kích ứng cho da khô đơn giản vì: “Những người có làn da khô thường dễ bị kích ứng và dị ứng hơn”.
Axit Glycolic
Axit Glycolic còn được gọi là AHA, bao gồm glycolic, axit lactic và axit citric. Đây là chất tẩy tế bào chết hóa học thường được sử dụng để làm sạch mụn đầu đen và lỗ chân lông bị tắc. Mặc dù việc loại bỏ tế bào da chết là bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da nhưng đối với làn da khô, bạn không cần sử dụng axit glycolic. Bởi vì nó có thể làm da bạn khô, bỏng rát và dễ bắt nắng hơn do mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên.
Axit Salicylic
Axit salicylic là một axit beta hydroxy – một loại axit có công dụng tuyệt vời trong việc chữa lành mụn nhọt trên da. Axit salicylic được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da dành cho những người có làn da dầu và mụn trứng cá. Thành phần này chỉ thực sự tốt khi bạn biết sử dụng đúng liều lượng và khoa học. Trong trường hợp sử dụng quá nhiều axit salicylic, da có thể bị kích ứng và khô, thậm chí trong trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến ngộ độc axit salicylic. Vì thế, hãy tránh xa axit salicylic trong các sản phẩm chăm sóc da nếu bạn không muốn làm da mình khô hơn nữa.
Nguồn : bau.vn