Cách các mẹ giúp con thích nghi với việc ngủ một mình

Rất nhiều bố mẹ cho con ngủ cùng từ nhỏ. Vì thế lúc trẻ lớn dần rất khó ngủ tách ra khỏi bố mẹ. Việc rèn cho con thói quen ngủ một mình không hề đơn giản, quãng thời gian đầu có thể khiến cả mẹ và bé mệt mỏi.

1. Bắt đầu đào tạo hàng ngày

Ban đầu, bạn nên tạo thói quen trước khi đi ngủ cho con như: thay đồ ngủ, đánh răng, đọc chuyện… Nên khen ngợi con khi chúng nằm ngoan ngoãn trên giường một mình.

Đừng quá nghiêm túc hãy làm cho trẻ có tâm lý thoải mái như đang chơi một trò chơi. Cho con đi ngủ cùng thú bông yêu thích. Tập thói quen này cho con vài lần mỗi tuần. Càng tập luyện thường xuyên thì hiệu quả càng cao. Thời gian tốt nhất là thực hiện vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

Việc rèn cho con thói quen ngủ một mình đòi hỏi các mẹ phải kiên nhẫn đồng hành cùng bé.

2. Tăng thời gian cho con nằm trên giường một mình

Trước hết, cần tìm hiểu xem con thường mất bao lâu để ngủ sau khi bạn tắt đèn. Thật dễ dàng để biết điều này nếu bạn ở lại với con trước khi chúng ngủ.

Từ đây, bạn có thể dần luyện thói quen cho con ở một mình như sau:

– Ví dụ, khi bạn tắt đèn lúc 8h tối, con bạn mất 15 phút để đi vào giấc ngủ. Vào lúc 8h10, hãy nói với con rằng bạn cần nghỉ ngơi và sẽ quay trở lại phòng sớm.

– Trở lại phòng sau một phút và bắt đầu khen ngợi con như: “Trông con như người lớn”; “Con đã làm rất tốt”… Cha mẹ dành cho bé những cái ôm, hôn cũng là điều cần thiết.

– Sau đó, hãy nằm cạnh con cho đến khi chúng ngủ.

– Làm điều tương tự vào đêm hôm sau, nhưng rời khỏi phòng trong 2 phút và đêm thứ ba trong 3 phút. Thời gian con bạn có thể ở một mình vào ban đêm sẽ từ từ tăng lên.

Bạn có thể ngừng làm điều này khi con bạn đã ngủ một cách độc lập trong một tuần hoặc khi bạn có thể rời phòng 30 phút.

3. Sử dụng biện pháp “huấn luyện tôi xin lỗi” nếu con bạn quá nghịch và không muốn nằm trên giường

Đây là phương pháp:

– Cũng giống như trên, bạn cần luyện ngủ một hoặc hai lần trong ngày.

– Tắt đèn và rời khỏi phòng ngủ trong giây lát chỉ để làm gì đó. Ví dụ như bạn xin lỗi con để chạy đi tắt Tivi chẳng hạn.

– Ở ngoài phòng trong vòng 30-60 giây. Thời gian phụ thuộc vào việc con bạn có thể ở một mình bao lâu.

– Khi quay trở lại, bạn cũng nên khen ngợi con để chúng cảm thấy như vừa đạt một thành tựu lớn.

– Đêm đầu tiên bạn có thể cần thực hiện động tác này 20-30 lần. Đêm thứ hai, chỉ cần tăng thời gian bạn đi vắng để thời gian nghỉ giải lao mỗi đêm dài hơn.

– Khi con bạn có thể ở trên giường mà không có mẹ bên cạnh trong một tuần là đã luyện cho bé ngủ một mình thành công.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: