Cách giúp trẻ hết nói ngọng thành công, giao tiếp chuẩn như người lớn

Trẻ nói ngọng là tật phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Chúng ta cùng xem một số liệu pháp để giúp trẻ cải thiện tình trạng này nhé!

Trẻ nói ngọng nếu không được sử từ sớm sẽ thành tật, trẻ càng lớn thì việc chỉnh đốn càng khó khăn hơn. Vì thế, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu nói ngọng, bố mẹ nên sử từ sớm cho bé.

Nói ngọng là thuật ngữ miêu tả cách đứa trẻ phát âm sai. Trẻ hay phát âm sai các âm “s” thành âm “th”, trong khi âm “s” được tạo bằng lưỡi và sau răng trên thì trẻ ngọng lại đẩy lưỡi ra.

tre noi ngong

Tình trạng trẻ ngọng đang lo lắng và lo ngại hay không phụ thuộc vào độ tuổi. Nếu trẻ phát âm sai khi dưới 6 tuổi thì cha mẹ không nên lo lắng quá, nhưng nếu khi lên 7 tình trạng ngọng vẫn tiếp diễn thì cha mẹ nên can thiệp.

1. Nhận biết trẻ nói ngọng dạng nào

Để có thể giúp trẻ hết ngọng, bạn cần phân biệt trẻ thuộc lại ngọng nào? Có 4 loại ngọng cơ bản, phổ biến mà các trẻ hay gặp phải:

  • Kiểu bên: Kiểu ngọng này âm thanh phát ra có vẻ “nhão” do luồng không khí đẩy ra quanh lưỡi.
  • Kiểu răng: Một số âm không nghe rõ do lưỡi đẩy vào răng cửa, trẻ nói không tròn câu chữ.
  • Ngọng giữa răng: Khi lưỡi đẩy vào kẽ giữa hàm răng, sẽ gặp khó khăn khi phát âm chữ “s” hoặc “z”, hay gặp ở trẻ mất răng cửa.
  • Kiểu vòm: Lưỡi chạm vào vòm miệng khiến trẻ khó khăn trong phát âm một số âm tiết.

2. Mẹo dạy trẻ nói chuẩn

Giúp trẻ hết nói ngọng là trách nhiệm giáo dục của cha mẹ, để tránh khi lớn lên đó trở thành một khuyết điểm làm bé tự ti và cản trở nhiều việc.

Nếu trẻ bị xoang, dị ứng hay thở bằng mũi và ngâm hai môi lại. Bạn nên giúp trẻ thông thoáng mũi vì nghẹt mũi là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng. Bởi việc thở bằng miệng khiến lưỡi nằm phẳng và có xu hướng thè ra ngoài.

tre noi ngong

Hạn chế trẻ mút tay: Đây là nguyên nhân góp phần làm trẻ bị ngọng. Bởi trẻ mút tay và thu hút sự chú ý của con vào hoạt động khác thú vị hơn sẽ không chú ý đến câu nói của mình phải “chuẩn”.

Nên cho trẻ sử dụng ống hút để hút nước. Hoạt động này giúp trẻ có thói quen dùng lực của môi thay vì tạo lực lên răng. Đồng thời, nó cũng giúp rèn luyện cơ môi, miệng- rất quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi cần sử dụng lực của môi, miệng. Ví dụ như trò chơi thổi kèn tiệc bằng một cái ống nhỏ. Đây là một bài tập có khá nhiều lợi ích, vì sẽ giúp cơ môi, má khỏe hơn để tạo ra âm thanh. Đồng thời, nó có xu hướng đẩy lưỡi vào trong, không làm trẻ bị đầy lưỡi, nói đưa lưỡi ra ngoài.

Cho trẻ nhìn vào gương và tập cho hai hàm răng ngậm lại khi phát ra âm thanh, bài tập này có thể giúp bé giữ lưỡi sau răng. Ngoài ra, còn khiến trẻ tự tin nói trước đám đông mà không hề run.

3. Khi nào cần đưa trẻ nói ngọng đi điều trị?

Nếu tình trạng nói ngọng của con không cải thiện dù đã áp dụng nhiều phương pháp, các bậc phụ huynh nên nghĩ đến việc đưa con đi điều trị.

Trẻ trên 7 tuổi vẫn nói ngọng, hãy đưa con đến bệnh viện nhi khoa để các bác sĩ có bài tập về vật lý trị liệu vùng cơ môi, má, miệng, lưỡi, các buổi tâm lý, trò chuyện để tìm ra nguyên nhân chính xác.

tre noi ngong

Đôi khi các bậc phụ huynh coi nhẹ vấn đề nói ngọng ở trẻ và cho rằng khi lớn sẽ tự mất đi. Trên thực tế, không hoàn toàn như vậy, nếu không sửa đổi, uốn nắn sẽ thành thói quen lớn lên cùng trẻ. Do đó, thấy trẻ phát âm sai hãy kiên trì sửa cho trẻ phát âm đúng.

Nguồn : bau.vn

  • Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Trẻ biếng ăn, kén ăn là nỗi lo muôn thuở của các bậc cha mẹ. Mỗi bữa ăn như một “cuộc chiến”, ép hoài con vẫn lắc đầu, la khóc, ngậm mãi không chịu nuốt. Nhưng mẹ ơi, đừng vội lo lắng hay mất kiên nhẫn! Có thể chỉ cần thay đổi vài mẹo nhỏ trong cách chế biến, trình bày và tạo thói quen ăn uống là bé sẽ hợp tác hơn hẳn.Cùng “bỏ túi” những mẹo cực đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ nhé!
  • Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Chiều cao không chỉ là yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ dinh dưỡng và lối sống. Trong “cuộc đua” phát triển toàn diện của trẻ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu – đặc biệt là trong giai đoạn vàng từ 0–18 tuổi. Vậy trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao một cách tối ưu? Dưới đây là những thực phẩm cha mẹ không nên bỏ qua.
  • Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Dưới đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nhất định phải lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời:
  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.