Cách phạt trẻ 1 tuổi chuẩn khoa học để con “răm rắp” từ bé

Trẻ mới 1 tuổi và chưa có khả năng thể hiện sự thất vọng hay tức giận qua ngôn ngữ nói. Bé thường hành động theo cách "đánh" bạn nhiều hơn. Có cách phạt trẻ 1 tuổi nào hợp lý trong trường hợp này?

Trong quá trình nuôi dạy con, nếu thường xuyên quan sát bé mẹ sẽ nhật thấy ở độ tuổi chập chững biết đi trẻ thường dễ dàng giải phóng những cảm xúc dồn nén thông qua cách “đánh” ai đó trực tiếp.

Trong nhiều trường hợp, những người “chịu trận” này chỉ đơn giản là một người vô tội, có lẽ bạn đồng trang lứa hoặc anh/chị của bé… Vấn đề là bé con của bạn quá vô tư, không thể suy nghĩ nhiều như vậy. Ở một góc độ nào đó, bé đúng. Tất nhiên bởi vị bạn đang làm tất cả mọi thứ để kích thích sự phát triển của bé và để bé cảm thấy vui.

Ở một mức độ nào đó, cô ấy đúng, tất nhiên, bởi vì bạn làm tất cả mọi thứ bạn có thể để kích thích và phát triển và để giữ cho cô ấy hạnh phúc.

Nhưng con cũng cần biết những giới hạn. Đương nhiên, ban đầu trẻ sẽ phản đối vì trong tâm trí của bé luôn hy vọng sẽ có được mọi thứ mình muốn, khi bé muốn, theo cách bản thân muốn.

Cách phạt trẻ 1 tuổi chuẩn khoa học để con "răm rắp" từ bé - ảnh 1

Phạt bé là cần thiết nhưng phải thông minh và khoa học

Nếu mong muốn của trẻ bị ngăn chặn theo bất kỳ cách nào, tính khí của trẻ sẽ nhanh chóng thay đổi dẫn đến sự “bùng nổ” giận dữ thông qua những hành động như khóc lóc, vứt đồ chơi…

Dù lý do cơ bản là gì, đây là điều bạn cần để ngăn cản ngay từ đầu. Nếu không, bạn có thể thấy rằng sự bé sẽ đánh bất kỳ ai thường xuyên hơn và dữ dội hơn khi dần lớn lên.

Dưới đây là một số cách phạt khoa học để cố gắng hạn chế trẻ trong tuổi tập đi của bạn khỏi hành vi hung hăng:

1. Luôn luôn giải thích

Luôn luôn nói với trẻ rằng đánh ai đó là khiến mọi người cảm thấy buồn và khó chịu hơn. Hãy lặp đi lặp lại ví dụ rằng ai đó đã khóc khi bị bé đánh.

2. Hãy nhớ rằng hành động của bé chỉ là bộc phát

Cố nhắc nhở bản thân rằng việc trẻ đánh ai đó là dấu hiệu của bộc phát, là do bé chưa có khả năng kiểm soát sự tức giận. Điều này không đồng nghĩa trẻ là đứa bé nghịch ngợm hoặc thực sự có ý định làm tổn thương ai đó.

Cách phạt trẻ 1 tuổi chuẩn khoa học để con "răm rắp" từ bé - ảnh 2

Khi bé chưa biết cách kiểm soát được cơn tức giận, ba mẹ phải luôn nhớ rằng đó chỉ là hành động bộc phát

3. Giữ bình tĩnh

Cho dù bạn có bị kích động đến mức nào khi thấy trẻ đánh ai đó một lần nữa, dù bé đã bỏ qua tất cả những lời cảnh báo trước đó của bạn cũng đừng mất bình tĩnh. Bạn cần phải kiểm soát, để hành động nhanh chóng và hợp lý.

4. Nói “không” ngay lập tức

Khi trẻ đánh bạn, nhanh chóng và dứt khoát đưa bé ra ngoài “cuộc chiến”. Tại thời điểm đó nhiều lần nói “không” với trẻ. Ở lại với bé cho đến khi bạn tự tin rằng bé ổn và không có khả năng đánh thêm ai đó một lần nữa.

5. Nhất quán

Hãy chắc chắn rằng bạn và cha của bé có cùng ý định sử dụng các “hình phạt” với bé khi đối phó với vụ việc tiếp theo. Bạn cũng nên đảm bảo rằng tất cả những người chăm sóc khác cũng làm như vậy.

Dạy con đâu phải là đợi con lớn rồi mới dạy phải không bố mẹ. Nếp sống của con cần được rèn luyện ngay từ bé và người đó không ai khác mà chính là bố mẹ. Hy vọng những chia sẻ của Bầu sẽ giúp bố mẹ thành công trong việc nuôi dạy con “răm rắp” nghe lời ngay từ bé.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?
  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]
  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!