Cách sơ cứu và phòng tránh chảy máu cam cho trẻ tại nhà

Chảy máu mũi sau sẽ do chảy máu ở phần sâu bên trong lỗ mũi. Tình trạng này ít phổ biến ở trẻ em. Chảy máu mũi sau phần lớn có liên quan đến chấn thương mặt và mũi. Tùy theo từng trường hợp mà chảy máu cam có thể nguy hiểm hay không. Dưới đây là cách sơ cứu và phòng tránh chảy máu cam cho trẻ tại nhà

Nguyên nhân khiến trẻ chảy máu cam

Một số nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em có thể là:

  • Viêm mũi: Làm cho các mạch máu trong mũi nở rộng, có những biến đổi nhất định, chỉ cần trẻ có tác động nhẹ ở bên ngoài cũng có thể gây chảy máu cam.
  • Bẩm sinh: Cấu trúc thành mạch máu có bất thường, cấu tạo vách mũi mỏng,… khiến trẻ dễ chịu tác động từ ngoại cảnh, dẫn tới tổn thương, chảy máu cam.
  • Do va đập, chấn thương: Trẻ em dễ bị chảy máu mũi trong khi chơi đùa, va đập phải các vật cứng như bàn, ghế hoặc cho các dị vật, đồ chơi vào trong mũi.
Trẻ bị viêm mũi có thể gây chảy máu cam:
  • Thời tiết: Vào mùa lạnh, thời tiết khô hanh, độ ẩm không khí quá thấp làm màng nhầy vách mũi của trẻ giảm đàn hồi, nhạy cảm hơn, chỉ cần có một tác động nhỏ như trẻ xì mũi, hắt hơi hoặc dụi mũi cũng có thể làm chảy máu mũi một bên hoặc cả hai bên.

Ngoài ra, trẻ có thể chảy máu cam do đã trải qua các phẫu thuật vùng mũi, sử dụng một số thuốc xịt mũi trong thời gian dài, dùng thuốc chống đông máu,… hoặc là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như sốt xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh lý gan – thận, rối loạn chức năng đông máu, ung thư máu……

Chảy máu cam ở trẻ xử trí như thế nào?

Khi trẻ bị chảy máu cam, đầu tiên mẹ cần giữ bình tĩnh và đừng làm trẻ hốt hoảng. Mẹ hãy để trẻ ngồi xuống trên một chiếc ghế sau đó thực hiện các bước sau:

1. Giữ thẳng lưng và đưa người ra trước. Lưu ý rằng, một số mẹ nghĩ rằng cần cho trẻ ngửa ra sau để máu ngừng chảy. Điều này là không nên, bởi vì khi trẻ ngửa ra sau, máu sẽ chảy xuống cuống họng. Điều này sẽ khiến bé khó chịu do cảm nhận được mùi máu, kích thích ho và thậm chí làm trẻ nôn ói.

Khi bị chảy máu cam, hãy yêu cần trẻ không được ngửa đầu ra sau

2. Lấy tay bịt ở phần mềm mũi ở dưới sóng mũi. Sau đó, nói trẻ hãy thở bằng miệng. Trường hợp trẻ đã lớn và đủ nhận thức, mẹ hãy chỉ cho trẻ tập bóp mũi.

3. Giữ tư thế và bóp mũi trong 10 phút. Hãy lưu ý thời gian, vì nếu chỉ giữ một thời gian ngắn đã thả tay ra có thể khiến cho chảy máu tái phát. Nếu ở nhà, mẹ cũng có thể áp một khăn hoặc túi lạnh để chườm vào mũi. Khi lạnh, niêm mạc mũi sẽ co lại và ngừng chảy máu mũi tốt hơn.

Chảy máu cam ở trẻ tái phát nhiều lần xử trí như thế nào?

Nếu như trẻ thường xuyên bị chảy máu cam, hãy thử áp dụng những phương pháp dưỡng ẩm màng bảo vệ mũi. Mẹ có thể áp dụng cho trẻ những phương pháp sau đây:

  • Dùng ngón tay hoặc đầu tăm bong ngoáy tai lấy một ít chất làm ẩm vaseline để bôi một lớp mỏng ở niêm mạc mũi trẻ. Mẹ nhớ là đừng chọt quá sâu vì sẽ khiến cho trẻ khó chịu.
  • Khi thấy phòng khô hanh (thường do sử dụng máy lạnh), mẹ có thể đầu tư máy phun hơi ẩm trong phòng. Điều này sẽ giúp phòng đủ độ ẩm và giảm kích thích niêm mạc mũi.

Xịt khoáng mũi cho bé

  • Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ. Đôi khi, trẻ sẽ có những hành động cố ý hoặc vô ý móc ngoáy mũi mà mẹ không hề hay biết.
  • Sử dụng nước muối xịt khoáng vào 2 bên lỗ mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Phòng ngừa chảy máu cam

Chảy máu cam thường khó kiểm soát. Tuy nhiên có thể phòng ngừa tình trạng này bằng những cách sau đây:

  • Hạn chế ngoáy mũi quá nhiều, quá mạnh hoặc tác động tiêu cực đến mũi, vùng mặt.

  • Khi thời tiết khô hanh, nóng, cần đeo khẩu trang bảo vệ mũi.

  • Không nên ngồi điều hòa quá lâu, cần thường xuyên thay đổi không khí sinh hoạt và làm việc.

  • Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, vệ sinh mũi đúng cách.

  • Ăn uống đủ chất, đặc biệt là bổ sung đầy đủ vitamin C.

Bổ sung vitamin C cho trẻ

Trẻ chảy máu cam tuy nhìn rất đáng sợ nhưng hiếm khi gây ra vấn đề nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp đều không cần đến bệnh viện. Mẹ và trẻ có thể tự xử trí tại chỗ theo các chỉ dẫn ở trên để cầm máu. Ngoài ra, mẹ nên khuyên trẻ nghỉ ngơi và không tham gia các trò chơi vận động nhiều, mạnh. Khuyến kích trẻ đừng nên xì mũi hoặc cạy, móc ngoáy mũi khi mới chảy máu mũi.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng