Cẩm nang uống nước đúng cách giúp bạn khỏe mỗi ngày

Nước chiếm tới 70% khối lượng cơ thể và có vai trò quan trọng trong các hoạt động trao đổi chất. Chính vì thế, đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể đúng cách hằng ngày sẽ là việc làm không thể thiếu nếu bạn muốn duy trì sức khỏe, sự dẻo dai của mình.

Thời điểm vàng để uống nước trong ngày

1. Ngay sau khi thức dậy

Uống một cốc nước khi bụng rỗng vào buổi sáng không những có thể giúp giảm táo bón mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Sau một đêm, cơ thể mất đi một lượng nước nhất định nên việc uống một cốc nước sau khi thức giấc sẽ giúp cơ thể bù đắp lượng nước mất đi, đồng thời thúc đẩy bài tiết, tăng cường lưu thông máu. Uống một cốc nước ấm vào sáng sớm sẽ giảm nguy cơ đông cứng và tắc nghẽn mạch máu, nhất là đối với những người đã có tuổi. Bạn có thể thêm hương vị như chanh, mật ong và quế vào ly nước để tăng cường sức khỏe.

2. Trước bữa ăn

Uống 300ml nước trước mỗi bữa ăn 1 tiếng sẽ giúp kích thích vị giác và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn vận hành tốt hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất. Ngoài ra uống nước trước bữa ăn uống giúp ngăn ngừa chứng táo bón. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước quá gần bữa ăn, lượng nước đó sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, loãng các men tiêu hóa, làm dạ dày chứa đầy nước khiến bạn sẽ cảm thấy ăn uống không ngon.

3. Trước khi tắm

Bạn nên tập thói quen uống nước trước khi tắm, bởi khi tắm cơ thể lạnh hơn nên sẽ phải huy động năng lượng để cân bằng thân nhiệt. Do đó quá trình cân bằng thân nhiệt cơ thể cần nước để  giải nhiệt bên trong. Không phải chỉ khi vận động, cơ thể mới tiết ra mồ hôi mà ngay khi tắm mồ hôi thoát ra còn nhiều hơn cả bình thường.

Nên uống nước vào các thời điểm vàng trong ngày

4. Trước khi đi ngủ

Theo nghiên cứu thì trước khi ngủ uống một ly nước nhỏ có thể giúp bạn bổ sung nước cho cơ thể suốt đêm, tránh cơ thể mất nước vào ban đêm. Khi bạn ngủ cơ thể sẽ rất dễ bị mất nước khiến các cơ quan hoạt động uể oải, thiếu nhịp nhàng về lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt uống 1 ly nước trước khi ngủ có thể giảm bớt nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa cơn đau tim.

5. Khi cảm thấy đói

Nếu muốn giảm cân hãy uống nước trước bữa ăn. Việc uống nước trước bữa ăn sẽ giúp “đánh lừa” dạ dày của bạn, làm cho dạ dày có cảm giác lưng lửng để khi vào bữa chính bạn không cảm thấy thèm ăn.

6. Trước và sau khi tập thể dục

Khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, cơ thể cần vận chuyển chất dinh dưỡng nhiều hơn cho cơ bắp. Để giúp cho hoạt động cơ bắp hiệu quả, bạn cần uống nước trước và sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh. Ngoài ra khi vận động, cơ thể người bị mất nước nhanh hơn, từ đó làm cơ thể mệt mỏi, lúc này cần bổ sung nước.

7. Khi bị bệnh, đang mang thai hoặc cho con bú

Khi đang bị sốt, uống thêm nước sẽ giúp khi bạn bù nước, tránh mất nước và từ đó giúp hạ sốt. Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai và cho con bú cần uống nhiều nước hơn bình thường – khoảng 10 ly mỗi ngày.

Đo lượng nước cần uống qua… cân nặng

Vậy làm thế nào để uống đủ nước mỗi ngày, không thừa cũng không thiếu? Câu trả lời nằm ở số cân nặng của bạn. Vì trọng lượng của mỗi người khác nhau, nên không có một lượng nước nào hoàn toàn chính xác cho từng người.

Để giúp bạn xác định điều này, tờ US News & World Report đã đưa ra một công thức áp dụng theo quy tắc ngón tay cái.

Ví dụ: Bạn nặng 50 kg, theo công thức này, lượng nước cần cho cơ thể sẽ được tính như sau: 50 kg x 2 = 100 lbs => Lượng nước = 100 (lbs) x 0.5 = 50 oz = 1,5 lít/ngày.

Công thức tính lượng nước qua cân nặng

Hãy tham khảo bảng dưới đây, đối chiếu số cân với lượng nước thích hợp để uống hàng ngày, giúp đảm bảo hoạt động thể chất của cơ thể cũng như lọc máu, thận, làm đẹp da và giảm cân hiệu quả hơn bạn nhé!

Bảng lượng nước qua cân nặng

Uống nước như thế nào là đúng?

1. Ngồi uống nước thay vì đứng

Bằng cách đứng uống nước, bạn phá vỡ sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể và điều này có thể dẫn đến sự tích tụ nước lớn hơn trong các khớp gây ra viêm khớp. Bằng cách ngồi và uống nước, cơ bắp và hệ thần kinh của bạn thoải mái hơn nhiều và giúp các dây thần kinh tiêu hóa thức ăn và các chất lỏng khác một cách dễ dàng. Thận của bạn cũng tăng tốc quá trình lọc khi ngồi.

Nên ngồi uống nước thay vì đứng

2. Tránh nhiều nước cùng một lúc

Tránh uống một lượng lớn nước trong một hơi, thay vào đó hãy uống từng ngụm nhỏ hơn, nuốt, thở và lặp lại trong suốt cả ngày. Điều này cũng nên được áp dụng trong bữa ăn của bạn.

3. Uống ngay cả khi không khát

Ngay cả khi bạn không cảm thấy khát thì bạn cũng nên uống nước.  Uống nước không chỉ để thỏa mãn cơn khát mà còn góp phần tham gia vào quá trình trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.

4. Uống nước vào buổi sáng

Ayurveda cho rằng uống nước vào buổi sáng là thói quen lành mạnh. Uống nước vào buổi sáng giúp loại bỏ tất cả các độc tố trong cơ thể và làm sạch ruột của bạn, nhờ đó cơ thể tránh mắc nhiều bệnh thông thường.

Uống nước vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể

5. Uống nước ấm thay vì nước lạnh

Tránh uống nước đá quá lạnh làm xáo trộn quá trình tiêu hóa diễn ra trong dạ dày của bạn. Nước lạnh làm giảm việc cung cấp máu cho các cơ quan khác nhau của cơ thể hơn nữa dẫn đến táo bón. Uống nước ấm có thể giúp tiêu hóa và trao đổi chất thích hợp giúp thúc đẩy giảm cân, giảm đầy hơi.

Nên uống nước ấm thay vì nước lạnh

Nước đá lạnh đóng băng các enzyme và chất lỏng trong ruột của bạn để cơ thể bạn có thể tiêu hóa thức ăn đúng cách, tạo ra sự tích tụ độc hại. Ngoài ra, các mạch máu co lại để sự tích tụ độc hại bị mắc kẹt bên trong bạn thay vì thoát qua hệ thống bạch cầu của bạn. Co thắt mạch máu cũng ngăn không cho máu lưu thông ở nơi cần thiết, hạn chế các cơ quan của bạn lấy chất dinh dưỡng khi chúng cần. Quy tắc này cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi muốn thụ thai vì nước lạnh có đá làm giảm lưu thông và năng lượng cần thiết để chuẩn bị các cơ quan sinh sản.

Lưu ý khi uống nước

  • Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần do trong nước có một hàm lượng nhỏ các kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat… khi nước đun đi đun lại nhiều lần, hơi nước bốc hơi nhiều lần dẫn tới hàm lượng các chất kể trên tăng lên. Khi hấp thu vào cơ thể sẽ có hại.
  • Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ vì bạn sẽ phải đi tiểu, hệ bài tiết sẽ phải làm việc mệt mỏi và điều tất nhiên bạn sẽ ngủ không ngon. Nên hạn chế uống nước sau 18 giờ và nếu có uống thì uống trước khi đi ngủ 45 phút đến 1 giờ.

Không nên uống nước ngay sau khi tập luyện mệt

  • Không uống nước ngọt có ga thay nước lọc vì trong nước có ga có nhiều chất gây hại cho sức khỏe nếu bạn uống quá nhiều. Ngoài ra, nó còn làm bạn mập lên.
  • Không uống nước trong khi ăn vì nó khiến thể tích dạ dày tăng lên, hệ tiêu hóa của bạn cũng phải làm việc vất vả hơn, rất có hại.
  • Không uống nước ngay sau khi vận động nặng hay tập thể dục vì uống nước như vậy sẽ tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ.
  • Không uống nước đun sôi để nguội đã quá hai ngày. Nước đã đun sôi nên chứa trong bình lọc đảm bảo chất lượng và uống hết trong ngày là tốt nhất.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng