Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.

Đôi mắt của trẻ em dưới 6 tuổi chưa phát triển hoàn thiện, khiến chúng dễ bị tác động bởi ánh sáng xanh. Do đó, khi trẻ tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, nguy cơ suy giảm thị lực tăng cao, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mắt của trẻ trong giai đoạn phát triển quan trọng này.

Bài viết được tham vấn chuyên môn từ BS.CKI. Hà Như Quỳnh – BS Nhãn Khoa tại Bệnh viện Mắt Prima Sài Gòn thuộc tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì sao ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ?

Ánh sáng xanh (blue light) là một phần quang phổ ánh sáng mắt nhìn được trong khoảng màu từ xanh lam đến xanh tím. Nó có bước sóng ngắn từ 380nm đến 500 nm (nanômét) và năng lượng cao. Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại di động, laptop, TV và đèn LED có năng lượng cao hơn các loại ánh sáng khác, có thể không tốt cho sức khỏe, nhất là đối với mắt của trẻ em.

Võng mạc trẻ nhỏ dễ bị tổn thương bởi ánh sáng xanh

Cơ chế gây hại của ánh sáng xanh là khả năng tạo ra các gốc tự do khi nó tiếp xúc với các tế bào nhạy cảm của võng mạc, gây ra stress oxy hóa. Võng mạc là phần quan trọng nhất của mắt, chịu trách nhiệm chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu thị giác. Sự gia tăng stress oxy hóa từ ánh sáng xanh có thể làm tổn thương, hoặc thậm chí giết chết các tế bào võng mạc, dẫn đến suy giảm thị lực khó hồi phục.

Mắt trẻ em dưới 6 tuổi chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là thủy tinh thể. Cụ thể, thủy tinh thể của trẻ em không lọc được ánh sáng xanh một cách hiệu quả, khiến phần lớn ánh sáng có bước sóng ngắn này dễ dàng đi sâu vào mắt và tiếp cận võng mạc. Khi ánh sáng xanh xâm nhập vào võng mạc, nó có thể gây ra tổn thương oxy hóa cho các tế bào võng mạc, làm tăng nguy cơ suy thoái các tế bào võng mạc.

Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh không chỉ gây ra nguy cơ tổn thương võng mạc mà còn cản trở quá trình phát triển thị lực của trẻ. Trong những năm đầu đời, mắt trẻ em cần được bảo vệ tốt để hoàn thiện các chức năng và cấu trúc, nhằm đảm bảo phát triển thị lực khỏe mạnh. Việc sử dụng thiết bị điện tử không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề thị lực ngay từ nhỏ, khiến trẻ dễ mắc các vấn đề như cận thị hoặc suy giảm thị lực sớm.

Lợi ích của Lutein và Zeaxanthin trong việc bảo vệ đôi mắt trước tác hại của ánh sáng xanh

Một trong những tác hại đáng chú ý của ánh sáng xanh là sự ảnh hưởng đến thủy tinh thể và giác mạc. Theo nghiên cứu của Viện Nhãn khoa Quốc gia (NEI), sự tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh có thể khiến gia tăng nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể và khô giác mạc, làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng nhìn rõ của người dùng.

Ánh sáng xanh cũng tạo ra các gốc tự do, gây ra stress oxy hóa cho võng mạc. Khi ánh sáng xanh tiếp xúc với các tế bào nhạy cảm của võng mạc, nó có thể gây tổn thương và làm suy giảm chức năng của võng mạc, dẫn đến các bệnh lý như thoái hóa điểm vàng, khiến thị lực suy giảm và khó phục hồi.

Tác hại thứ ba của ánh sáng xanh là gây ra các tật khúc xạ, cụ thể là cận thị. Nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tật khúc xạ, đặc biệt là ở trẻ em – đối tượng có thị lực vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Để bảo vệ mắt khỏi những tác hại này, một giải pháp hiệu quả là bổ sung Lutein và Zeaxanthin vào chế độ ăn uống. Lutein và Zeaxanthin là hai loại carotenoid có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh và bảo vệ võng mạc khỏi tổn thương oxy hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung Lutein và Zeaxanthin có thể giúp giảm tác hại của ánh sáng xanh và cải thiện sức khỏe mắt.

Nguồn : bau.vn

  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.