Các loại bệnh phát sinh trong quá trình mang thai hoàn toàn có thể gây hại đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu không được chủ quan mà hãy chú trọng đến chế độ ăn uống để phòng bệnh bà bầu được tốt nhất và đảm bảo sức khỏe cho em bé.
Phòng bệnh bà bầu cảm cúm
Cúm luôn là nỗi lo lắng của các bà bầu, vì nếu người mẹ nhiễm cúm trong quá trình mang thai thì khả năng em bé sinh ra dị tật bẩm sinh là rất lớn.
1. Chế độ dinh dưỡng
Tích cực ăn rau xanh và trái cây mỗi bữa ăn. Vì các chất chống oxy hóa có nhiều rau xanh và hoa quả giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và tăng sức đề kháng trước sự tấn công của virus.
Nên thêm tỏi, hành vào các bữa ăn nhất là trong thời điểm giao mùa nhiều mầm bệnh. Vì tinh dầu trong hành và tỏi có tác dụng diệt khuẩn, tăng sức đề kháng rất tốt trước các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.
Thai phụ cần được cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể. Trong giai đoạn mang thai, protein cho bản thân mình mà còn cần cho cả đứa con trong bụng. Vì vậy, nếu để cơ thể thiếu hụt protein trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của bạn sẽ hoạt động kém hiệu quả khiến dễ bị cảm cúm. Lúc này, trứng, cá và thịt chính là những nguồn cung cấp protein lý tưởng cho cơ thể.
2. Chế độ chăm sóc
Nên giữ vệ sinh cá nhân sach sẽ bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn. Tránh đến chỗ có động người tụ tập để phòng bị lây nhiễm virus cảm cúm, nhất là luôn nhớ tránh xa những người đang có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi. Giữ ấm cơ thể vào mùa đông và để cơ thể được thoáng mát vào mùa hè.
Trong khi ngủ không nên để quạt quạt thẳng vào mặt vì rất dễ gây viêm mũi dẫn đến cảm cúm. Nếu phải dùng quạt thường xuyên, bạn nên lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ và tra nước muối sinh lý vào mũi để giữ ẩm và phòng nhiễm mầm bệnh.
Nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên trong ngày, nhất là vào mỗi sáng thức dậy hay mỗi đêm trước khi đi ngủ. Khi thấy có biểu hiện khò khè của đờm, bạn nên uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Cần thiết nhất là nên uống đủ từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Kèm theo đó, bạn có thể uống thêm nước mật ong pha gừng hoặc chanh nóng để giúp sát khuẩn cổ và làm giảm triệu chứng khò khè. Dù cơ thể bầu bì nặng nề, bạn vẫn nên duy trì thói quen tập yoga, đi bộ nhẹ hàng ngày.
Nên đi khám ngay nếu bạn sốt, ho, đau họng, ớn lạnh…
Phòng bệnh bà bầu thiếu máu
1. Chế độ dinh dưỡng
Nên ăn nhiều thịt đỏ, vì thịt đỏ chính là nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt. Ngoài ra bạn vẫn nên bổ sung thêm các loại thịt lợn, gia cầm, cá cho bữa ăn thêm phong phú.
Bổ sung thêm các loại thức ăn như sữa, bột ngũ cốc, bánh mì, sữa bột đậu tương, bánh bích quy… vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tránh uống trà và cà phê sau bữa ăn vì nó làm giảm hấp thu lượng sắt có trong thực phẩm ăn vào. Dù gan động vật chứa nhiều sắt, nhưng bạn nên hạn chế ăn vì nó cũng chứa một lượng lớn vitamin A không an toàn cho cơ thể.
2. Chế độ chăm sóc
Nên uống viên sắt chung với nước cam hoặc nước trái cây và ăn nhiều rau xanh để thuốc được hấp thụ tốt hơn. Uống bổ sung viên sắt đều dặn xuyên suốt giai đoạn mang thai.
Phòng chống giun móc và vệ sinh môi trường, vì giun móc là yếu tố tăng cao nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng.
Phòng bệnh bà bầu phù nề
Chứng phù nề đôi bàn chân rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Theo thống kê thì có đến 90% phụ nữ mang thai gặp phải rắc rối này.
1. Chế độ dinh dưỡng
Hằng ngày nên uống đủ nước cần thiết cho cơ thể.
Tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng và khoa học: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cơ thể được bổ sung thêm vitamin. Tăng cường thêm các loại thực phẩm chứa nhiều protein, calci, và kẽm nhu thịt cá, trứng, sữa…
Hạn chế ăn các loại thực phẩm hay món ăn chứa nhiều muối như thịt xông khói, xúc xích… và hạn chế dùng các loại thức uống có chứa caffein và cồn.
2. Chế độ chăm sóc
Thường xuyên thực hiện các động tác thư giãn cho đôi bàn chân như massage, xoay, co duỗi chân…
Không nên mang giày hay dép quá chật. Nên tháo giày dép để cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.
Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 – 15 phút mỗi tối.
Hạn chế đứng quá lâu.
Không nên mặc quần áo bó sát quá sẽ làm tăng sức ép lên cơ thể và chân tay, làm hiện tượng phù nề tăng lên nhanh chóng.
Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu giúp thai phụ nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng.
Trên đây là 3 căn bệnh bà bầu thường hay gặp nhất trong quá trình mang thai, các mẹ nên chú ý nhé!
Nguồn : bau.vn
Tags: chế độ dinh dưỡng