Con nghiện điện thoại, bố mẹ nên làm gì để trẻ “cai”?

Trẻ nghiện điện thoại gây ra nhiều ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ. Để hạn chế thời gian dùng điện thoại của trẻ hãy áp dụng cách sau đây, Tiêu đề website Tiêu đề Chuyên mục chính Dấu phân tách

Con trẻ nghiện điện thoại cha mẹ phải xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Những hậu quả ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần khi trẻ nghiện điện thoại

Hạn chế thời gian sử dụng điện thoại cho trẻ nhỏ là điều cần thiết, đây cũng là cách giúp trẻ cai nghiện điện thoại dễ dàng hơn. Trên thực tế, có rất nhiều cha mẹ thấy rõ một thực trạng rằng, xu hướng sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ và trẻ tới trường là ngày càng nhiều và đang có dấu hiệu gia tăng.

Theo một cuộc khảo sao của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa, Giáp dục và Đời sống xã hội đã chỉ chỉ ra rằng, tại Việt Nam, có khoảng 78% trẻ em từ có độ tuổi từ 6 tuổi ở thành phố đã được tiếp cận với những thiết bị điện thoại thông minh. Thậm chí, trẻ còn có khoảng thời gian dùng điện thoại hay các thiết bị điện tử kéo dài từ 30 phút cho đến 2 giờ đồng hồ mỗi ngày. Đây là một con số thực sự đáng báo động vì những con số này có thể cho thấy rằng, nếu chúng ta không có một nhận thức đúng đắn thì trẻ nhỏ sẽ rất dễ bị “nghiện” các thiết bị di động thông minh. Đa số, các bậc cha mẹ đều cho rằng việc cho trẻ nhỏ sử dụng điện thoại là 1 giúp con không làm phiền đến mình và đánh lạc hướng sự tập trung của con. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ khiến trẻ dần nghiện điện thoại và ẩn chứa cả những hậu quả về tinh thần hay thể chất nghiêm trọng. Những hậu quả đó bao gồm:

  • Trẻ lười vận động nên dễ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì…
  • Trẻ sẽ không lo lắng cho học tập, thích bạo lực, chìm đắm vào thế giới ảo, ngại giao tiếp với mọi người trong cuộc sống, giảm thị lực…

Những cách hạn chế trẻ dùng điện thoại hiệu quả

1. Cha mẹ cần làm gương và mềm mỏng với trẻ

Nếu muốn con thực hiện tốt chế độ “cai nghiện” điện thoại thì cha mẹ nên là người làm gương. Cha mẹ có thể thực hiện điều này bằng cách: khi trở về nhà, hãy tạm đặt chiếc điện thoại xuống và dành nhiều thời gian trò chuyện với con hơn, hãy nói về một ngày của con yêu ở trường… Tuyệt đối cha mẹ không nên quát mắng con vì con có thể cảm thấy bị ức chế khi những cuộc vui của mình bị gián đoạn. Thay vào đó là hãy nhẹ nhàng hỏi thăm con.

2. Trò chuyện với trẻ về tác hại của việc nghiện điện thoại

Vì còn quá nhỏ nên con chưa có nhận thức đúng đắn về việc nghiện điện thoại, do đó cha mẹ phải có trách nhiệm trong việc giáo dục để con hiểu biết về những tác hại cơ bản này. Vậy nên, hãy trò chuyện với trẻ để chúng hiệu ra rằng việc sử dụng điện quá lâu cũng gây hại đến sức khỏe.

3. Thiết lập giới hạn thời gian sử dụng điện thoại

Nếu cha mẹ muốn thực hiện kế hoạch cai nghiện điện thoại cho con theo 1 chiến lược lâu dài do con quá bướng thì hãy tạo ra nội quy mà con phải tuân thủ nếu như muốn sử dụng điện thoại. Ví dụ như bố mẹ có thể quy định cho con được phép dùng điện thoại trong vòng 1 tiếng mỗi ngày sau khi học bài xong.con nghien dien thoai

4. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thú vị, bổ ích bên ngoài

Cha mẹ có thể đăng kí cho con tham gia thêm nhiều hoạt động ngoài trời như việc tham gia vào các câu lạc bộ thể chất dành cho thiếu nhi để cho con có thêm nhiều sự lựa chọn vui chơi mà không chỉ quẩn quanh với chiếc smarphone.

Nguồn : bau.vn