Củ sả: Cẩm nang cho mẹ bầu trong thời gian thai kỳ

Củ sả là một trong những loại thảo dược hỗ trợ cho các mẹ trong thời gian mang thai và cũng là thực phẩm khuyên dùng trong đó.

Củ sả không phải quá xa lạ, bởi lẽ đây là một loại gia vị hết sức tuyệt vời trong bếp. Không chỉ giúp các món ăn tăng thêm hương vị hấp dẫn mà sả còn là vị thuốc giúp giải độc, giảm đau và cải thiện hệ tiêu hóa.

Tuy vậy, với mẹ bầu, việc ăn uống và dinh dưỡng sẽ quyết định rất nhiều đến sức khỏe của cả bạn và thai nhi trong bụng. Chính vì thế, việc hiểu biết thêm về một loại thực phẩm hay thảo dược nào đó sẽ cung cấp thông tin, giúp bạn có thể tự ra các quyết định tốt để bảo vệ bản thân.

Tác dụng của củ sả cho bà bầu khi mang thai

Chống ung thư

Hợp chất citral trong sả được biết với khả năng chống lại các gốc tự do và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Chữa cảm lạnh và cảm cúm

củ sả

Sả nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Do vậy mà nó giúp điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm thông thường như ho, sổ mũi. Hơn nữa, sả còn giúp làm loãng chất nhầy và đờm tích tụ trong đường hô hấp. Vitamin C trong sả cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.

Thanh lọc cơ thể

Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến tác dụng này của sả. Nó có khả năng loại bỏ những độc tố gây hại, axit uric ra khỏi cơ thể.

Thêm vào đó, với hàm lượng cao chất chống oxy hóa, sả giúp thanh lọc và làm sạch gan, thận, bàng quang bằng cách tăng cường lưu thông máu.

Giảm căng thẳng

Với mùi hương dịu nhẹ, sả đem lại tác dụng giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu, thay đổi tâm trạng mà các bà bầu thường gặp. Ngoài ra, khi dùng sả, mẹ bầu cũng sẽ thấy ngủ ngon giấc về đêm hơn. Những tình trạng như mất ngủ khi mang thai sẽ không còn là trở ngại nữa!

Kiểm soát lượng cholesterol

củ sả

Thành phần có trong sả sẽ giúp hấp thụ lượng cholesterol dư thừa trong ruột. Bên cạnh đó, việc dùng sả còn làm hạn chế sự tích tụ của các mảng xơ vữa. Nguồn kali dồi dào trong loại thảo dược này còn mang lại tác dụng kiểm soát huyết áp tốt.

Cải thiện tiêu hóa

Với tác dụng kháng khuẩn của sả, các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa sẽ không còn cơ hội “hoành hành”. Từ đó, mẹ bầu sẽ ít gặp phải các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, táo bón hay co thắt dạ dày hơn.

Những tác dụng phụ có thể có của sả với bà bầu

Bất kỳ loại thực phẩm hay thảo dược nào nếu tiêu thụ với lượng quá mức cần thiết cũng không tốt, dù rằng những tác dụng có hại của sả trên người vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh. Tuy nhiên, với những thực nghiệm trên chuột, người ta cũng đưa ra những phỏng đoán sau đây:

Ảnh hưởng đến thai nhi

  • Dịch chiết từ sả có thể thúc đẩy nhanh quá trình hủy tế bào, đồng thời cản trở sự nhân lên của nó gây ra sự tăng trưởng kém.

  • Hợp chất myrcene trong sả liều cao có thể gây ra bất thường về xương ở thai nhi.

  • Dùng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu.

Tác dụng phụ với mẹ

  • Sả từ lâu đã được sử dụng để giúp điều hòa kinh nguyệt. Thế nhưng với số lượng lớn, nó có thể gây ra vỡ màng bào thai, gây sảy thai.

  • Tác dụng phụ của sả cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Nếu mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường týp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ, khi dùng quá nhiều sả có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm đột ngột. Từ đó, bà bầu có thể bị mệt mỏi, mắt mờ, chóng mặt.

  • Sả có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng nhẹ bao gồm: sưng ở cổ họng, phát ban và đau ngực.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng