Dạy bé kỹ năng sống sót để xử lý tình huống trong cuộc sống

Kỹ năng sống sót là cần thiết trong những tình huống bất ngờ. Trẻ cần được dạy và phải học bài bản những kỹ năng này để được an toàn.

Không chỉ là kỹ năng sống mà kỹ năng sống sót cũng là bài học vỡ lòng phụ huynh cần dạy cho trẻ khi con đang lớn. Có những tình huống khẩn cấp mà chỉ có các kỹ năng này mới giúp trẻ thoát khỏi hiểm nguy.

Bị chó dữ tấn công

Cách xử lý:  Nếu bị chó tấn công, bé cần cố gắng giữ bình tĩnh, đứng yên và tìm kiếm bất cứ thứ gì có trong tay để hướng sự chú ý của chúng sang vật đó và không nhìn vào mắt chó. Sau đó ném đồ vật sang hướng khác, từ từ lùi ra xa.

kỹ năng sống sót

Ở nhà một mình và có người lạ cậy cửa đột nhập vào.

Cách xử lý: Nhanh chóng sử dụng điện thoại, trước hết gọi cho cha mẹ hoặc người đầu tiên lưu trong danh bạ. Cha mẹ sẽ nhận biết được ngay là bé đang gặp chuyện nguy hiểm thông qua giọng nói. Tiếp đó là gọi cảnh sát 113 và chỉ cần nói ngắn gọn: ” Nhà có trộm, nêu tên bố mẹ, địa chỉ nhà”.

Người lạ nắm tay không buông

Cách xử lý: Nếu không đồng ý đi theo hay giúp đỡ người lạ mà họ cố tình nắm tay con hãy tìm cách lôi kéo sự chú ý của người xung quanh bằng cách la hét thật to hoặc đấm đá.

kỹ năng sống sót

Có người xa lạ yêu cầu giúp đỡ

Cách xử lý: Nếu có ai đó cần giúp đỡ, con cần từ chối nhanh, dứt khoát và đi ngay khỏi tầm nhìn của họ vì người lớn không ai cần nhờ trẻ con giúp đỡ. Nếu thực sự cần thì họ đang có âm mưu không tốt.

Xử lý tình huống khi có khói từ ổ điện phát ra hoặc ngửi thấy mùi gas trong gian bếp mà không có người lớn ở nhà.

Cách xử lý: Nếu không có người lớn ở nhà mà bé gặp tình huống cháy nổ nguy hiểm như rò rỉ khí gas, cháy ổ điện… bé cần được dạy chạy ngay ra khỏi nhà sau đó nhờ hàng xóm gọi điện cho bố mẹ và gọi cho 114. Để an toàn cho bé, tuyệt đối không được tìm cách dập lửa.

Ở ngoài trời mưa giông một mình

Cách xử lý: Nếu không may gặp trời mưa giông, trước hết con tìm nơi trú ẩn an toàn như cửa hàng hay mái nhà nào đó. Tránh xa các thiết bị kim loại, bể nước, cây to và xe cộ.

Bạn bè trong lớp rủ tắm ao, hồ, sông

Cách xử lý: Tham gia bất kỳ hoạt động nào cùng bạn bè hay trường lớp tổ chức con đều cần có ý kiến của bố mẹ. Đặc biệt là sông hồ cần được sự giám sát của người lớn.

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: