Để cai sữa đêm cho bé không phải là cuộc chiến, mẹ nhỡ ngay những mẹo sau

Mẹ có muốn tìm hiểu cách cai sữa cho bé vào ban đêm như thế nào để có hiệu quả? Đừng bỏ qua bài viết của Bầu nhé.

Nhiều trẻ sơ sinh có thói quen bú đêm và mẹ chính là “đồng minh” tạo nên thói quen xấu này của bé. Song mẹ nên biết rằng bú đêm gây ảnh hưởng đến răng miệng và giấc ngủ sâu của trẻ. Do đó, nếu bé đã đến độ tuổi cai sữa và đã sẵn sàng cho việc rời xa vú mẹ thì mẹ nên “mạnh mẽ” cai sữa đêm cho bé ngay nhé.

1. Vì sao mẹ nên cai sữa đêm cho bé?

Khi nuôi dạy con, các mẹ thường rất nuông chiều bé. Mặc dù trẻ đã lớn nhưng vì sợ con nhẹ cân nên các  mẹ vẫn duy trì thói quen cho bé bú sữa vào ban đêm. Điều này khiến răng sữa của bé bé sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống và thẩm mỹ của con.

Bú đêm còn làm gián đoạn giấc ngủ của bé khiến trẻ khó ngủ. Việc thiếu ngủ sẽ khiến trẻ chậm lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí não và chiều cao của bé.

Ngoài ra, cho con bú đêm cũng làm ảnh hưởng xấu tới gương mặt của trẻ. Bởi cấu trúc và hình dạng của xương hàm trên và vòm miệng của bé sẽ bị tác động, trẻ có nguy cơ răng hô khi bú bình quá lâu.

Vì vậy, khi bé đã đến độ tuổi cai sữa thì mẹ nên cai sữa cho con nhé.

cai sữa đêm

Cai sữa đêm cho bé sẽ giúp con có điều kiện để phát triển toàn diện hơn

2. Các cách cai sữa đêm cho bé

Lên lịch trình cữ sữa cho bé khi cai sữa đêm

Giả sử vào cữ đêm bé bú ba cữ sữa 120ml. Mẹ chỉ cần giảm 30ml ở cữ sữa thứ ba trong đêm đầu tiên cai sữa. Đến đêm thứ hai, bạn giảm ở cữ sữa thứ hai và ba 30ml. Đến thứ ba, bạn giảm ở cữ sữa số một 30ml. Tuần tự như vậy đến khi bạn giảm hết được sữa ở cữ thứ ba là con có thể cai sữa đêm thành công. Và lúc này, việc bạn cần làm ngay là viết ra một lịch trình cai sữa đêm cho bé thật cụ thể.

Ví dụ:

Ngày 1: 120ml, 120ml, 90ml

Ngày 2: 120ml, 90ml, 90ml

Ngày 3: 90ml, 90ml, 90ml

Ngày 4: 90ml, 90ml, 60ml

cai sữa đêm

Giảm dần lượng sữa ở mỗi cữ là bí quyết để mẹ cai sữa đêm cho trẻ thành công

Giãn thời gian giữa hai cữ sữa

Ngoài giảm dần lượng sữa ở mỗi cữ thì mẹ có thể áp dụng thêm cách tăng thời gian giữa hai cữ sữa. Nếu ban đầu cữ thứ nhất cách cữ thứ hai khoảng hai, ba tiếng thì mẹ có thể tăng lên bốn, năm tiếng rồi dần bỏ hẳn.

Đồng thời, mẹ cũng nên tăng lượng ăn dặm và sữa vào ban ngày để đêm trẻ sẽ không bị đói, ngủ ngon một mạch.

Cách cai sữa cho bé bằng tỏi

Mẹ ăn nhiều tỏi không những hơi thở, cơ thể bị ám mùi mà sữa mẹ cũng tiết ra mùi tỏi gây khó chịu cho bé. Vì thế, mẹ có thể ăn tỏi ngâm hoặc tỏi sống trong một vài ngày để cai sữa cho bé nhé.

Cách cai sữa cho bé bằng thức uống thảo dược

Việc ngừng cho con bú khiến nhiều mẹ bị cương sữa trong vài ngày đầu, thậm chí có mẹ kéo dài cả tuần. Mẹ bị cương sữa có thể kèm sốt cao vì vậy khi cai sữa mẹ nên vắt sữa để tích trữ trong tủ lạnh. Ngoài ra mẹ có thể áp dụng thêm các cách sau:

  • Dùng thảo dược giảm sữa như hoa lài, lá bạc hà cay, lá ngải đắng, ngò tây. Hoặc đun nước lá dâu tằm hoặc lá lốt để uống cũng giúp giảm khả năng tiết sữa, bé ti nhưng sữa ít và cạn dần tự khắc bé cũng không đòi ti nữa.
  • Khi bị căng tức bầu vú, dùng khăn bông thấm nước nóng chườm bầu vú. Hoặc dùng một chiếc cốc hoặc lọ có miệng rộng làm nóng và nhiều hơi để úp vào bầu ngực. Hơi nóng sẽ làm sữa mẹ chảy ra và giảm đau nhanh chóng

Lưu ý khi cai sữa cho bé

  • Mẹ không nên cai sữa khi bé bị ốm vì bé sẽ khó thích nghi với thay đổi mới, biếng ăn và dẫn đến còi xương.
  • Mẹ cũng không nên cai sữa cho bé trong thời kỳ thời tiết thay đổi hay chuyển mùa.
  • Không cai sữa khi bé đang có vấn đề về sức khỏe, bị nhiễm khuẩn, hay bị suy dinh dưỡng.
  • Khi mẹ thực hiện cai sữa cũng cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé thay thế nguồn sữa mẹ.
  • Cuối cùng các mẹ hãy thật kiên trì khi cai sữa cho con nhé.

cai sữa đêm

Bổ sung dinh dưỡng cân bằng để con sẵn sàng đến với hành trình cai sữa đêm mẹ nhé

Cách cai sữa đêm cho bé hoàn toàn không khó và có nhiều mẹo cai sữa khác nhau, quan trọng là mẹ cần kiên trì áp dụng sẽ giúp mẹ có thành quả bất ngờ cũng như giúp bé ngủ ngon giấc vào ban đêm.

Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng