Dinh dưỡng cho cộng đồng trong tình trạng khẩn cấp

Dinh dưỡng cho cộng đồng trong tình trạng khẩn cấp là một lĩnh vực phức tạp đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều ban ngành, bao gồm chính phủ, các tổ chức nhân đạo, chuyên gia y tế và cộng đồng.

Dinh dưỡng cho cộng đồng trong tình trạng khẩn cấp là việc tổ chức, cung cấp thực phẩm phù hợp, đầy đủ, hỗ trợ dinh dưỡng cho các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng như thiên tai, dịch bệnh, xung đột vũ trang, nhằm ngăn ngừa, giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe toàn diện và giảm nguy cơ mắc bệnh ở những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng khẩn cấp.

Dinh dưỡng cho cộng đồng trong tình trạng khẩn cấp bao gồm:

1. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng: là đảm bảo các cá nhân, cộng đồng được nhận đủ thực phẩm để cung cấp đủ năng lượng cho họ, giúp cho các cá nhân, cộng đồng đó ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng, hỗ trợ hoạt động thể chất và duy trì sức khỏe.

2. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu: Cung cấp một lượng cân bằng các chất dinh dưỡng thiết yếu là điều rất quan trọng để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng (như carbohydrate, protein và chất béo) và vi lượng (như các vitamin và khoáng chất). Thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu liên tục trong thời gian dài có thể dẫn tới những nguy cơ về sức khỏe như: suy dinh dưỡng, sụt cân…

3. Đảm bảo nguồn nước an toàn, vệ sinh: Việc được tiếp cận với nguồn nước uống sạch, an toàn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để ngăn ngừa tình trạng mất nước và các căn bệnh do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh gây ra. Do đó tạo ra nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn, vệ sinh hoặc cung cấp nước sạch là một trong những công việc thiết yếu trong đảm bảo dinh dưỡng cho cộng đồng trong tình trạng khẩn cấp.

4. Điều trị suy dinh dưỡng: Trong tình huống khẩn cấp, nguy cơ suy dinh dưỡng cấp tính thường tăng cao. Trường hợp suy dinh dưỡng cấp tính nặng (đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ có thai) thì các đối tượng cần được phát hiện sớm và điều trị suy dinh dưỡng. Điều trị suy dinh dưỡng bao gồm cung cấp thực phẩm chuyên biệt được sản xuất theo công thức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc hiệu để điều trị suy dinh dưỡng.

5. Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu hơn so với người trưởng thành, việc đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho các đối tượng này là điều vô cùng thiết yếu. Các hoạt động cần thực hiện gồm: thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ, hỗ trợ người mẹ thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và tăng cường khả năng tiếp cận các thực phẩm bổ sung an toàn, phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cần quản lý việc nhận hàng cứu trợ và cấp phát sữa thay thế sữa mẹ theo đúng quy định, đúng đối tượng để tránh làm tổn hại thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.

6. Sàng lọc và đánh giá dinh dưỡng: Cần sàng lọc và đánh giá dinh dưỡng thường xuyên để phát hiện và theo dõi tỷ lệ suy dinh dưỡng trong các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi trường hợp khẩn cấp, nhằm hướng dẫn các biện pháp can thiệp có mục tiêu và đảm bảo những cá nhân có nhu cầu sẽ nhận được sự hỗ trợ phù hợp.

7. Cung cấp thức ăn bổ sung: Trong những trường hợp mà các cá nhân, cộng đồng trong tình trạng khẩn cấp bị hạn chế khả năng tiếp cận với chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng, có thể thực hiện các chương trình bổ sung dinh dưỡng. như cung cấp, tăng cường tiếp cận với các thực phẩm bổ sung hoặc các sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ và người già.

8. Giáo dục dinh dưỡng: Cung cấp giáo dục và tư vấn dinh dưỡng là điều cần thiết để thúc đẩy thực hành ăn uống lành mạnh, hợp lý, đặc biệt khi nguồn cung cấp thực phẩm có thể bị hạn chế hoặc biến động. Giáo dục dinh dưỡng giúp các cá nhân và cộng đồng lựa chọn, chế biến và sử dụng thực phẩm đúng cách. Giáo dục dinh dưỡng cần được tiến hành trước khẩn cấp như một sự chuẩn bị tốt để ứng phó trong và sau khẩn cấp.

9. Tích hợp với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Các dịch vụ dinh dưỡng trong trường hợp khẩn cấp thường được tích hợp với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đảm bảo rằng các can thiệp dinh dưỡng luôn phối hợp với chăm sóc y tế, giải quyết các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và cải thiện sức khỏe tổng thể.

10. Phục hồi lâu dài: Ngoài hỗ trợ dinh dưỡng ngay lập tức, cần tiến hành các biện pháp để thúc đẩy khả năng phục hồi và cung cấp lương thực bền vững trong các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi tình trạng khẩn cấp, như hỗ trợ nông nghiệp, phát triển trồng vườn cộng đồng và các hoạt động cải thiện thu nhập cho hộ gia đình để tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Dinh dưỡng cho cộng đồng trong tình trạng khẩn cấp là một lĩnh vực phức tạp đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều ban ngành, bao gồm chính phủ, các tổ chức nhân đạo, chuyên gia y tế và cộng đồng. Do đó cần có hệ thống cảnh báo và thông tin cần được cập nhật thường xuyên, liên tục để ứng phó kịp thời. Mục tiêu của dinh dưỡng cho cộng đồng trong tình trạng khẩn cấp là giải quyết nhu cầu dinh dưỡng của các cá nhân và quần thể trong các tình huống khủng hoảng, giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến suy dinh dưỡng, đồng thời hỗ trợ sức khỏe và hạnh phúc nói chung.

Nguồn : bau.vn

  • Khi con lễ phép với người lạ nhưng vô lễ với cha mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Khi con lễ phép với người lạ nhưng vô lễ với cha mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nhiều bậc cha mẹ tự hào khi con mình luôn lễ phép, ngoan ngoãn trước mặt thầy cô, họ hàng, người lạ… nhưng lại không khỏi chạnh lòng khi chính trong gia đình, đứa trẻ trở nên bướng bỉnh, cãi lời, thậm chí hỗn hào với cha mẹ. Tình trạng “ngoan với người ngoài, vô lễ với người nhà” không hiếm gặp và thường bắt nguồn từ chính những sai lầm trong cách nuôi dạy con của các bậc phụ huynh.
  • Cách thiết lập giới hạn với con mà không cần quát mắng

    Cách thiết lập giới hạn với con mà không cần quát mắng

    Nhiều cha mẹ chia sẻ cảm giác bất lực, tổn thương và giận dữ khi con cái cư xử hỗn hào, bướng bỉnh hoặc thờ ơ với lời dạy bảo. Trẻ quát lại, không nghe lời, hoặc cư xử thiếu tôn trọng – khiến người lớn có lúc muốn “buông xuôi”. Trong hoàn cảnh ấy, Định luật con quạ đang được nhiều chuyên gia tâm lý gợi ý như một cách tiếp cận khác biệt nhưng hiệu quả, giúp cha mẹ lấy lại bình tĩnh và thiết lập lại quyền uy đúng cách.
  • "Mẹ hiền sinh con quý": Những nguyên tắc dạy con vượt thời gian

    Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng, nhiều bậc phụ huynh vẫn tìm lại những giá trị truyền thống mà thế hệ trước đã gìn giữ. Một trong những giá trị đó là phương pháp giáo dục con cái của các bà mẹ hiền, không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách vững vàng. Câu nói “Mẹ hiền sinh con quý” không chỉ là lời ca ngợi những người mẹ mà còn chứa đựng những bài học quý giá trong cách dạy con mà chúng ta có thể học hỏi.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.
  • Tối ưu kết nối Wi-Fi tại nhà với 5 thủ thuật đơn giản

    Tối ưu kết nối Wi-Fi tại nhà với 5 thủ thuật đơn giản

    Chỉ cần thay đổi vị trí router, khởi động lại thiết bị hay chỉnh một vài thiết lập nhỏ, bạn đã có thể biến kết nối Wi-Fi chập chờn trở nên mượt mà hơn đáng kể. Những mẹo nhỏ sau đây không chỉ dễ làm mà còn giúp tiết kiệm tiền nâng cấp mạng.
  • Thói quen ăn uống thời mạng xã hội: Càng hiện đại, càng bất ổn?

    Thói quen ăn uống thời mạng xã hội: Càng hiện đại, càng bất ổn?

    Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội không chỉ là công cụ kết nối, giải trí mà còn dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của giới trẻ. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng việc sử dụng mạng xã hội quá mức đang âm thầm ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và sức khỏe thể chất – tinh thần của thế hệ này.