Dù bực đến mấy nhưng đây là 6 vị trí dễ gây tử vong nhất, bố mẹ nhất định không được đánh con

Cơ thể trẻ rất non nớt và mong manh, đặc biệt là 6 vị trí quan trọng sau đây. Bố mẹ có bực tức lắm cũng đừng vô tình đánh con nhé.

Một số bộ phận trên cơ thể trẻ cần được bảo vệ tuyệt đối và tránh đánh mạnh nhiều lần, vì nếu đánh mạnh nhiều lần có thể cướp tính mạng của trẻ bất cứ lúc nào. Do đó khi dạy con mẹ nên tránh những bộ phận này ra nhé!

1. Những bộ phận nguy hiểm trên người trẻ ba mẹ không nên đánh

Đầu

Dù bực đến mấy nhưng đây là 6 vj trí dễ gây tử vong nhất, bố mẹ nhất định không được đánh con - ảnh 1

Tuyệt đối không đánh phần đầu trẻ

Một số cha mẹ không kiểm soát được bản thân và dễ dàng dùng tay hoặc vật cứng đánh mạnh vào đầu của trẻ. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, nếu va chạm mạnh hoặc đập mặt phẳng cứng vào có thể gây chấn thương nghiêm trọng.

Theo đó, các trường hợp trẻ có thể bị tổn thương phần đầu như:

– Chấn động não

– Nứt sọ.

– Dập não: tổn thương trong hộp sọ.

– Tụ máu não: trẻ bị đứt mạch máu não và gây chảy máu, tụ máu.

– Chấn thương sọ não: trường hợp này có nguy cơ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng.

Biểu hiện trẻ bị tổn thương não: Trẻ có thể bị bất tỉnh, quấy khóc, nôn, kêu đau đầu liên tục. Ngoài ra trẻ cũng có một số biểu hiện như co giật, hôn mê, lỗ tai và mũi chảy máu hoặc chảy dịch trong, chân tay yếu liệt.

Cổ

Phần cổ của trẻ có thể bị tổn thương nếu bị bóp cổ hoặc bị dùng vật nhọn sắc đâm vào, bị đánh mạnh. Những hành động này vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của trẻ do đó cha mẹ luôn phải kiểm soát bản thân khi dạy dỗ trẻ.

Các trường hợp trẻ bị tổn thương phần cổ như:

– Trẻ bị đau, khó thở và gây tâm lý sợ hãi.

– Trẻ bị ảnh hưởng sụn thanh quản, cản trở hô hấp và gây thiếu oxy lên não. Nguy cơ bị chế não rất cao.

– Nếu trẻ bị bóp cổ quá 3 phút thì dù có cấp cứu kịp thời trẻ cũng vẫn có thể bị bại não.

Bụng

Phần bụng của trẻ cũng dễ dàng bị cha mẹ mất kiểm soát và đám hay đấm vào. Điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây tổn thương phần nội tạng của trẻ như tổn thương ruột, lá lách hay gan. Thậm chí trẻ có thể bị xuất huyết nội tạng và cần phải cấp cứu kịp thời nếu không nguy hiểm đến tính mạng.

Tai

Ít cha mẹ biết rằng việc bạt tai trẻ lại gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Một số người có thói quen vung tay bạt tai trẻ khi trẻ mắc lỗi. Trong khi bàn tay người lớn lực mạnh và lớn, tai của trẻ thì nhỏ nên dễ gây tổn thương nghiêm trọng đến phần tai của trẻ. Theo đó, trẻ có thể bị:

– Tổn thương mô mềm dưới da và xuất hiện vết bầm tím, sưng nề ở tai.

– Trẻ bị chấn động tai giữa và làm ảnh hưởng đến màng nhĩ.

– Chấn động não, chảy hoặc tụ máu do sọ não còn mềm.

Phần quai hàm

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phần quai hàm rất yếu và nếu cha mẹ không kiềm chế đánh vào phần quai hàm của trẻ có thể khiến quai hàm bị lệch. Hậu quả là trẻ sẽ có khuôn mặt phát triển không bình thường như khuôn mặt bị lệch sang một bên hoặc khuôn mặt phát triển to, nhỏ không đều nhau.

Thậm chí, với trẻ sơ sinh nếu mẹ thường xuyên xoa má, vuốt mặt quá mạnh cũng khiến phần quai hàm bị lệch. Do đó, ở vị trí này cha mẹ nên cẩn thận khi chạm vào vì có thể làm tổn thương trẻ.

Vùng thóp của trẻ

Phần thóp nằm trên phần đầu là nơi được coi là “giếng trời” của trẻ. Với trẻ sơ sinh, thóp mềm và rất dễ bị tổn thương. Sau 1 năm thóp trẻ mới liền và cứng nhưng vẫn khá mềm và yếu. Nếu va đập mạnh vùng thóp như đánh vào thóp trẻ sẽ khiến thóp bị tổn thương và có thể gây vỡ thóp, xuất huyết não.

Chưa kể, những vết cáu bẩn trên đầu trẻ cha mẹ tưởng là dơ bẩn và cố gắng kỳ sạch có thể gây tổn thương cho trẻ. Những vết cáu bẩn thực tế có tác dụng bảo vệ thóp trẻ. Do đó, khi tắm rửa cha mẹ không nên gội quá mạnh, chỉ nên dùng tay xoa nhẹ nhàng là được. Theo thời gian “cứt trâu” trên đầu trẻ sẽ tự bong ra và sạch sẽ.

2. Nếu không dùng đòn roi dạy con, cha mẹ nên làm gì?

Dù bực đến mấy nhưng đây là 6 vj trí dễ gây tử vong nhất, bố mẹ nhất định không được đánh con - ảnh 2

Cha mẹ dùng tình yêu thương để dạy con

Sử dụng đòn roi để dạy con là thói quen của nhiều cha mẹ Việt được truyền từ đời trước đến đời này. Câu tục ngữ “thương cho roi cho vọt” đã trở thành “lỗi thời” và cần phải được nhìn nhận đúng về cách giáo dục con trẻ. Bởi vì, việc lạm dùng đòn roi dạy trẻ không những không làm trẻ tốt hơn mà còn khiến con bị tổn thương về thể chất, tinh thần, có cái nhìn lệch lạc về giáo dục, hình thành tính cách bạo lực.

Vậy nếu không dùng đòn roi để dạy con, làm thế nào để trẻ nghe lời là điều mà cha mẹ Việt quan tâm.

Phạt con khoa học

Thay vì đánh trẻ để trừng phạt trẻ, cha mẹ hãy học cách phạt con khoa học. Điều đầu tiên cha mẹ cần bình tĩnh, không đánh mắng con trong lúc nóng giận. Lúc nóng giận, cha mẹ có thể mất kiểm soát và có phản ứng tiêu cực. Do đó, thay vì ngay lập tức chỉ chích con, bạn hãy hít thở thật sâu và giữ bình tĩnh, ngồi xuống nói chuyện với con, tìm ra lý do vì sao con làm vậy. Khi cùng ngồi ngang hàng với con, cha mẹ sẽ hiểu rõ cảm xúc của con hơn và dễ dàng hơn trong việc phân tích, giải thích để trẻ nhận đúng sai, từ đó điều chỉnh hành vi mà mình không nhất thiết phải cần sự trừng phạt của cha mẹ.

Dù bực đến mấy nhưng đây là 6 vj trí dễ gây tử vong nhất, bố mẹ nhất định không được đánh con - ảnh 3

Phạt con khoa học là điều cha mẹ nào cũng phải học

Kiểm soát thông tin trẻ nhận được mỗi ngày

Cha mẹ nên kiểm soát các chương trình tivi, máy tính, điện thoại vì chúng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi của con, thậm chí nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Việc kiểm soát sẽ giúp cha mẹ sẽ định hướng con tốt hơn nhờ vậy việc giáo dục con cũng trở nên thuận lợi hơn.

Gắn kết gia đình

Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên ngủ cùng con để đứa trẻ cảm nhận được sự kết nối, gắn bó giữa cha mẹ con cái. Khi một đứa trẻ gặp điều bất ổn và được mẹ ôm ngay lập tức, chúng sẽ có tâm lý vững vàng trong cuộc sống.

Quy tắc tôn trọng trẻ

Nếu muốn trẻ nghe lời cha mẹ cần học cách tôn trọng trẻ. Cha mẹ hãy thể hiện tình yêu thương đối với đứa trẻ, ôm và vỗ nhẹ vào đầu chúng để giúp chúng cảm nhận tình yêu của mình.

Không đòn roi, không nước mắt, sự yêu thương, bao dung nhẫn nại chính là điểm nhấn của phương pháp giáo dục trẻ.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng