Dù tức giận đến mấy bố mẹ cũng tuyệt đối không được đánh con ở 3 độ tuổi này

Cha mẹ thường mắc phải một lỗi đó là hay đánh con khi con mắc sai lầm, để rồi khi bình tâm lại cảm thấy ân hận vô cùng.

Thực tế đã cho thấy rằng, càng đánh con sẽ khiến trẻ càng không nghe lời. Cho tới giờ, nhiều cha mẹ không biết được rằng, trẻ con trong 3 độ tuổi này, tuyệt đối không nên dùng đòn roi với trẻ.

Dù tức giận đến mấy bố mẹ cũng tuyệt đối không được đánh con ở 3 độ tuổi này - ảnh 1

Trẻ con dưới 3 tuổi

Đây là độ tuổi quan trọng nhất mà cha mẹ tuyệt đối không được ”thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với trẻ. Lý do là ở giai đoạn này, mọi thái độ và sinh hoạt của trẻ con đều là nhu cầu sinh lý. Trẻ ở ngưỡng tuổi này chủ yếu là ăn, ngủ, phản xạ có điều kiện, hoàn toàn vô thức. Nếu cha mẹ đánh trẻ trong giai đoạn này sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý và sự phát triển của trẻ, thậm chí làm hại rất xấu tới sức khỏe của trẻ.

Hơn nữa, trẻ con vốn nhút nhát, cần phát triển một cách toàn diện hơn. Nếu cha mẹ sử dụng bạo lực để dạy trẻ, những đứa trẻ sẽ luôn ám ảnh, lo sợ, hoảng hốt. Dần dần, chúng sẽ không gần gũi cha mẹ nữa, thu mình lại và hình thành tính cách tách biệt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý.

Với những đứa trẻ gây rối một cách vô cớ, cha mẹ không cần giải thích quá nhiều, cha mẹ cần phải cho chúng biết khóc không có tác dụng. Ngoài ra, cha mẹ có thể thể hiện cảm xúc giận dữ để ngăn chặn sự gây rối của chúng, chúng nhìn thấy được sẽ lập tức dừng ngay hành động của mình.

Trẻ con sau 6 tuổi

Độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu hiểu được mọi lý lẽ, chúng bắt đầu hình thành lòng tự tôn sâu sắc, chúng dễ tủi thân. Khi cha mẹ quát mắng, đánh trẻ, chúng sẽ nhìn thấu được, sẽ ghi nhớ rất lâu trong lòng.

Giáo sư tâm lý đại học Harvard đã thử nghiệm với rất nhiều trẻ em và phát hiện, trí tưởng tượng của đứa trẻ 1 tuổi vô cùng phong phú, sự sáng tạo của chúng chiếm đến 96% so với người lớn. Đến 7 tuổi thì ngược lại, đến 10 tuổi thì sự tưởng tượng của chúng chỉ còn lại 4% so với ban đầu.

Lý do trong quá trình trưởng thành, trung bình một đứa trẻ phải chịu 20.000 lần tổn thương, sự quát tháo, đòn roi của cha mẹ sẽ khiến chúng rụt rè, nhút nhát, thậm chí là tách biệt với thế giới bên ngoài, thậm chí là tâm thần.

Với một đứa trẻ lên 6 tuổi, cha mẹ nên chọn phương pháp giáo dục mềm mỏng hơn. Hãy giải thích cho chúng lý lẽ để trẻ hiểu, học cách kiên nhẫn với con nhiều hơn.

Khi gặp phải khó khăn gì, hay chúng làm sai chuyện gì nên thương lượng, trao đổi, tìm phương pháp giải quyết. Khi cha mẹ tức giận, tốt nhất đừng dạy con. Bởi vì khi tức giận sẽ mất đi lý trí, hãy đợi bình tĩnh rồi nói cho trẻ hiểu, chúng sai ở đâu, thì khi đó chúng sẽ tiếp thu tốt hơn.

Dù tức giận đến mấy bố mẹ cũng tuyệt đối không được đánh con ở 3 độ tuổi này - ảnh 2

Trẻ con ở độ tuổi dậy thì, đang lớn

Những đứa trẻ ở tầm tuổi này thường nổi loạn mạnh mẽ. Chúng đang tự khẳng định mình, thích thể hiện. Chúng chưa lớn hẳn nhưng cũng không còn là trẻ con. Tâm lý của những đứa trẻ tuổi này khá bất ổn, có đứa thì nghĩ mình đã thực sự trưởng thành nhưng hành động vẫn chỉ là một đứa trẻ, rất dễ kháng cự.

Khi bị đánh, mắng, chúng sẽ không im lặng như lúc bé mà phản kháng lại. Thậm chí thường xuyên cãi lời cha mẹ. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và cố gắng kiềm chế cảm xúc khi đối diện với trẻ. Đừng quá khắt khe cũng như hãy xem chúng là một người lớn thực thụ. Việc xâm phạm vào đời tư của chúng là một trong những điều tối kỵ sẽ khiến chúng phản ứng mạnh mẽ.

Hãy học cách làm bạn con trong giai đoạn này, hãy tôn trọng và thấu hiểu con, có như thế mới có thể trao đổi, tìm hiểu chúng. Cha mẹ nên nhớ một điều: Dạy dỗ một đứa trẻ không phải chuyện một sớm một chiều, cũng không phải ngày 2 ngày 3 mà chúng nên người.

Dạy con là một hành trình quá trình gian nan, cha me cần học cách kiên trì, nhẫn nại. Với mỗi lứa tuổi hãy tìm hiểu để sử dụng những phương pháp giáo dục thích hợp mới có thể dạy chúng nên người.

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: