Đừng bỏ qua 11 điều nên làm trong Tết Đoan Ngọ để cả năm bình an

Tết Đoan Ngọ là một ngày tết quan trọng đối với người dân Việt Nam. Trong đó, Tết Đoan Ngọ nên làm gì là mối quan tâm của rất nhiều người.

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 đang cận kề. Đây là ngày Tết mang đậm nét văn hoá, phong tục tập quán của Việt Nam. Cùng bau.vn tham khảo xem ngày Tết Đoan Ngọ nên làm gì để cả năm gia đình luôn gặp bình an, may mắn nhé.

Tết Đoan Ngọ nên làm gì?

1. Thực hiện nghi lễ giết sâu bọ

Theo quan niệm của người xưa trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là đường ruột thường có các loại sâu bọ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, trong ngày Tết Đoan ngọ, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm bằng các món cơm rượu nếp, bánh gio và trái cây như mận, vải,… Như vậy thì cơ thể sẽ loại bỏ được các con sâu bọ, đem lại một sức khỏe tốt hơn.

 

Với trẻ em vừa ngủ dậy, còn ở trên giường đã được cho dùng các món này và cả trứng luộc, được bôi hùng hoàng vào thóp đầu, ngực, rốn để diệt sâu bọ, sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay.

tet doan ngo nen lam

Với người lớn khi vừa dậy không được đặt chân xuống đất ngay mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ rồi ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó họ mới bước chân ra khỏi giường, uống một ít rượu hoặc ăn bát cơm rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đến ăn trái cây cho sâu bọ chết.

2. Tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ

Cũng giống như ngày tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng được thực hiện các mâm cơm cúng đầy đủ, kỹ càng. Các gia đình thường làm mâm cúng ông bà tổ tiên với hoa, vàng mã, trái cây, cơm rượu nếp,… không kém gì so với ngày tết mùng 1 tháng 1 âm lịch. Một chút tấm lòng thành để dâng lên ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, may mắn trong năm tới.

3. Những điều Tết Đoan Ngọ nên làm: Thắp hương

Chuẩn bị văn khấn, thực hiện nghi lễ cúng viếng bày mâm cỗ và thắp nén hương trầm lên bàn thờ trong ngày Tết Đoan Ngọ, cầu nguyện cho mùa màng bội thu, có sức khỏe tránh bệnh tật thiên tai. Bên cạnh đó, nhiều người thực hiện những nghi lễ khác nhau, nhưng chung quy đều muốn tích phúc khí may mắn cả năm, tài lộc đầy nhà.

4. Treo cành xương rồng hoặc một nắm lá cây ngải cứu lên cửa

Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 5 tháng 5 – Tết Đoan Ngọ cũng là thời gian dương khí vượng nhất. Vậy nên, để gia đình đón được nhiều vượng khí nhất thì nhiều người thường có phong tục treo một nhánh xương rồng hoặc một nắm lá cây ngải cứu trên cửa chính.

 

 

 

Bởi nhiều người quan niệm, hai loài cây này có tác dụng loại bỏ tà khí, trừ tà, “ngăn cản” không cho những điều xấu xa vào nhà. Bên cạnh treo các loài cây này trước cửa chính thì trong ngày này, nhiều người còn tranh thử sửa sang và quét dọn nhà cửa thật sạch sẽ để đón vận may vào nhà.

5. Phóng sinh- Những điều Tết Đoan Ngọ nên làm

Tết Đoan Ngọ cũng chính là thời điểm mà mọi người thực hiện các hình thức phóng sinh để gieo duyên, đem lại điều may mắn. Phóng sinh dường như là một hoạt động không thể thiếu vào ngày này. Mọi người tập trung ở chùa chiền, phóng sinh cá, chim, các loại động vật,…

Việc làm này giúp tâm hồn của con người thanh thản hơn, giảm bớt các điều tội lỗi đã làm trong năm vừa qua. Đồng thời cũng đem lại những điều suôn sẻ, may mắn trong năm tới. Vì thế nếu hỏi rằng tết Đoan Ngọ nên làm gì thì bạn nên đi phóng sinh đấy.

6. Dọn dẹp nhà cửa

Những điều Tết Đoan Ngọ nên làm không thể thiếu việc dọn dẹp nhà cửa.Không chỉ giúp xua đuổi điều xấu, không may mắn mà còn giúp cho căn nhà gọn gàng, ngăn nắp hơn. Việc dọn dẹp giúp tẩy đi bụi bẩn, mầm bệnh, làm cho cơ thể được khỏe mạnh, thoải mái hơn nữa đấy.

7. Mang theo một nắm hương (nhang) bên mình

Mang theo một chút hương trầm theo người trong ngày Tết Đoan Dương. Những nguyên liệu để làm ra hương sẽ là vật hộ thân an toàn, vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng trừ tà.

8. Tắm nước lá thiên nhiên

Trong ngày Tết Đoan Ngọ bạn cũng có thể sử dụng nhưng cây cỏ thiên nhiên nấu lên làm nước tắm vừa để xua đi tà khí vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái. Các loại cây có thể dùng để đun nước tắm như cỏ mần trầu, bông mã đề, lá mùi già, hương nhu…

9. Tết Đoan Ngọ nên làm:Tắm biển

Từ thời xa xưa ông bà ta quan niệm, tắm biển Tết Đoan Ngọ, đặc biệt phải tắm đúng 12h trưa mới linh nghiệm để rũ bỏ bệnh tật, nhất là những bệnh về da.

Nhiều người còn mang theo can, chai để lấy nước biển mang về tắm cho những người già, người bị bệnh, trẻ em còn quá nhỏ không đi tắm biển được để cầu mong bình an, vượt qua bệnh tật.

10. Nên gội đầu, xông lá thơm

Chống lại cái nóng oi bức của giờ ngọ (ngày hè), mọi người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre… để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo. Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài. Đây là một phương pháp chữa bệnh của người xưa, giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn chấn.

11. Giữ tinh thần thoải mái

Tết Đoan Ngọ phải làm gì để luôn giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, không tạp niệm? Trong ngày này, bạn nên thức dậy sớm đi tập thể dục để hít thở khí trời trong lành. Hơn nữa, dù bận đến cỡ nào thì buổi trưa bạn nên thư giãn bằng một giấc ngủ để tăng thêm sức lực. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học giúp tăng sức đề kháng.

Trên đây là 11 điều trong Tết Đoan Ngọ bạn nên làm để cả năm gia đình luôn may mắn, bình an, ít gặp xui xẻo. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Nguồn : bau.vn